Khử nhiễm phòng xét nghiệm

2204

Khử nhiễm phòng xét nghiệm là  tất cả các quá trình loại bỏ, tiêu diệt vi sinh vật, loại bỏ hay trung hòa các loại hóa chất nguy hiểm và chất phóng xạ.

Khử nhiễm chia làm 3 mức độ

  • Làm sạch
  • Khử trùng
  • Tiệt trùng

Làm sạch

Là loại bỏ bụi, chất hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật

Các cách làm sạch

  • Hút bụi, lau bề mặt sàn bằng nước hoặc chất tẩy
  • Lau bề mặt làm việc, thiết bị bằng khăn khô, ướt
  • Cọ rửa dụng cụ bằng nước, chất tẩy, máy rửa siêu âm
  • Rửa bằng xà phòng
  • Giặt trong máy giặt
  • Cần tiến hành làm sạch trước khi áp dụng các biện pháp khử trùng hoặc tiệt trùng

Khử trùng

Là tiêu diệt các loại vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, vi rut, trừ bào tử vi khuẩn và nấm

Các cách khử trùng

  • Sử dụng hóa chất
  • Cồn, hợp chất Clo, Iot, phenol
  • Đun nóng
  • Tia UV

Tiệt trùng

Là tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn kể cả bào tử.

Sử dụng nhiệt độ

  • Hấp ướt: 115-121oC/20-60 phút
  • Sấy khô: 160-180oC/60 phút
  • Đốt 800-1000oC

Hóa chất

  • Formaldehyde
  • Hydrogen peroxide

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử nhiễm phòng xét nghiệm

Vi sinh vật

  • Số lượng và vị trí tồn tại của vi sinh vật
    • Số lượng vi sinh vật càng lớn thì yêu cầu và thời gian khử nhiễm càng nhiều

ví dụ: tiêu diệt 10 cfu Bacillus subtilis cần 30 phút

tiêu diệt 100.000 cfu Bacillus subtilis cần 3 tiếng

  • Vi sinh vật tồn tại trong các khe hở khó khử nhiễm hơn. Vì thế cần làm sạch trước khi khử trùng, tiệt trùng.
  • Khả năng kháng hóa chất khử nhiễm của vi sinh vật
    • Theo thứ tự từ trên xuống thì khả năng kháng chất khử nhiễm càng giảm
      • Bào tử vi khuẩn
      • Mycobacterium
      • Non-lipid virus (vi rút viêm gan A, bại liệt..)
      • Nấm (Aspergillus và Candida)
      • Vi khuẩn sinh dưỡng (Staphylococcus, Pseudomonas..)
      • Lipid virus (HIV, HBV, Herpes…)

Hóa chất khử nhiễm phòng xét nghiệm

  • Loại hóa chất
Các loại hóa chất Cách sử dụng Khả năng diệt vi sinh vật
Nồng độ (

%)

Thời gian tiếp xúc Vi khuẩn sinh dưỡng Bào tử vi khuẩn Vi rus có lớp vỏ lipid Vi rus không có vỏ lipid HIV HBV TB
Phenolic 0,2-3 10-30 + + -/+ + -/+ +
Chlorine 0,01-5 10-30 + -/+ + + + + +
Cồn 70-85 10-30 + + -/+ + -/+
formaldehyde 4-8 10-30 + + + + + + +
glutaldehyde 2 10-30 + + + + + + +

 

Các loại hóa chất khử trùng khác nhau về thành phần, cơ chế tác dụng, tính độc với con người và môi trường.

Cơ chế tác dụng chủ yếu của hóa chất là

  • Biến tính protein
  • Phá hủy cấu trúc màng tế bào
  • Phá hủy acid nucleic
  • ức chế quá trình trao đổi chất

Yếu tố môi trường

  • Thời gian tiếp xúc
  • Nhiệt độ: hầu hết hóa chất khử nhiễm có hoạt tính tăng khi tăng nhiệt độ
  • Độ ẩm: các hóa chất khử nhiễm bằng hơi như formaldehyde, oxy già bị ảnh hưởng
  • pH tăng làm tăng tính khử nhiễm của Glutaraldehyde, nhưng giảm hoạt tính của Phenol, cholorin, iod
  • Nước cứng: làm giảm hiệu quả khử nhiễm
  • Sự có mặt của chất hữu cơ, vô cơ
    • Làm giảm hoặc mất tác dụng của chất khử nhiễm
    • Tạo hàng rào vật lý, giúp bảo vệ vi sinh vật khỏi tác động của chất khử nhiễm

Các hóa chất khử nhiễm phòng xét nghiệm

Cồn

Cơ chế tác dụng là làm biến tính protein của vi sinh vật

Nồng độ có tác dụng từ 50%. Tác dụng tốt nhất 60-90% pha loãng trong nước

Khả năng khử nhiễm

  • không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
  • tác dụng thấp với các loại vi sinh vật kháng hóa chất như lao, viêm gan, bại liệt
  • ưu điểm: tính độc thấp, tác dụng nhanh, tồn dư ít, không ăn mòn
  • nhược điểm: dễ bay hơi, dễ cháy, gây kích thích, không diệt bào tử

Hóa chất chứa Clo

  • cloramin B: thành phần chính là Sodium benzensulfochloramin chứa 25-30% clo hoạt tính
  • Nước Javen: Natri hypocloride
  • Presept: chứa Natri Dichloroisocyanutrale khan 50%
  • Ưu điểm: rẻ, phổ rộng với vi sinh vật
  • Nhược điểm: hình thành khí độc, ăn mòn, giảm tác dụng nhanh. Giảm tác dụng khi có mặt của chất hữu cơ, ánh sáng, không khí, kim loại.
  • Lưu ý khi sử dụng
    • Chỉ pha dung dịch có chứa clo với nước lạnh
    • Chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, sử dụng càng nhanh càng tốt
    • Bảo quản nơi khô ráo, đậy kín

Phenolic

Ưu điểm: rẻ, hoạt động khi có chất hữu cơ, không bám màu, dễ rửa. Nồng độ 5% có tác dụng diệt các loại vi khuẩn sinh dưỡng, virus có vỏ, lao, nấm. Lưu lại nếu bề mặt khô.

Nhược điểm: độc với da, mắt, hô hấp, thẩm thấu qua găng tay latex, da. Tạo khí độc, không có tác dụng với virus có vỏ và bào tử. Giảm hiệu quả khi nhiệt độ phòng tăng

Aldehyde

Dạng dụng dịch hoặc dạng tinh thể

Là tác nhân alkyl hóa và cố định protein vào màng ngoài của vi sinh vật. Tạo liên kết chéo. Không hòa tan protein lại dẫn đến kết tụ protein trên bề mặt tế bào. Là tác nhân gây ung thư

Nồng độ hóa chất

  • Nồng độ chất khử nhiễm càng cao càng làm hiệu quả khử nhiễm cao và thời gian khử nhiễm giảm (trừ chất chứa iod).

Cần tư vấn ISO 15189 mời gọi 0919099777

Xem thêm bài tiêu chuẩn thiết kế phòng xét nghiệm

Xem thêm thông tư 37/2017/TT-BYT thực hành đảm bảo an toàn trong phòng xét nghiệm