9 cách tạo động lực cho nhân viên

341

Mục tiêu của tổ chức là thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả thông qua 9 cách tạo động lực cho nhân viên. Nhưng tạo động lực bằng cách nào. Triển khai như thế nào để mang lại hiệu quả là điều cần phải tìm hiểu kỹ.

Động lực bên trong và bên ngoài

Động lực bên trong

Là mong muốn được làm điều gì đó vì mình, vì công việc đó mang lại hứng thú cho người thực hiện.

Đông lực bên ngoài

Là làm điều gì vì người khác muốn mình làm chứ bản thân không mong muốn.

Thông thường chúng ta sử dụng động lực bên ngoài để dẫn dắt hành vi của mọi người. Tiền, phần thưởng là hoạt động dẫn dắt hành vi bên ngoài. Nhưng vì là động lực bên ngoài nên nếu mất động lực này thì nhân viên lại không làm việc hiệu quả.

Công ty không tạo động lực cho mọi người, chỉ có chính họ mới tạo động lực cho mình mà thôi. Nghĩa là hãy giúp họ khơi gợi động lực bên trong.  Công ty chỉ tạo ra bối cảnh phù hợp để tối đa hóa khả năng tự tạo động lực cho nhân viên.

9 cách tạo động lực cho nhân viên

Tính ham học hỏi

Nghiên cứu tìm tòihỏi han để biết, có thêm kiến thức. Thể hiện hứng thú tìm hiểu xem cái gì là đúng, cái gì là sai và hiểu được cách vận hành của mọi thứ.

Con người là những sinh vật hay tò mò. Nhân viên có tính ham học hỏi sẽ có mặt tại nơi làm việc để học hỏi mọi thứ dù có được khen thưởng hay không. Kiến thức họ có được đã là phần thưởng rồi.

Hãy đảm bảo những khám phá của nhân viên là một phần tất yếu trong công việc của mọi người. Để nhân viên thử nghiệm những cách làm mới giúp họ tạo ra các giải pháp trong công việc hàng ngày.

Lòng tự hào

Một ý thức khiêm nhường và cảm giác thỏa mãn với sự lựa chọn và hành động của bản thân, của người khác hoặc đối với một nhóm xã hội. Là một sản phẩm của sự khen ngợi, tự suy ngẫm về bản thân, và một cảm giác hạnh phúc của sự bao hàm/thuộc về.

Ví dụ câu slogan: chúng tôi chỉ sản xuất ra sản phẩm mà chúng tôi tự hào. Nghĩa là sản phẩm được sản xuất tại công ty là an toàn và chất lượng cho khách hàng. Muốn thể toàn bộ nhân viên phải chú trọng và chất lượng. Khi một sản phẩm không đảm bảo chất lượng và an toàn chúng sẽ không được xuất bán.

Khơi gợi sự chính trực trong hành vi của mỗi người theo những tiêu chuẩn đạo đức hay hệ giá trị nào đó. Để khi đứng trước một lựa chọn sai với giá trị của bản thân. Lòng tự hào sẽ giúp họ coi trọng những phẩm chất giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn.

Hãy phát triển và lan rộng hệ quy tắc, cách ứng xử hay hệ giá trị nơi họ là một phần làm nên điều đó.

Sự chấp nhận

Ai cũng có nhu cầu được người khác chấp nhận. Mọi nhân viên đều mang lại những giá trị cho công ty. Vì vậy cần sự đa dạng tính cách. Mọi ý kiến đóng góp đều nên được lắng nghe, ghi nhận. Nếu có đều gì sai hay không đúng cần được nhắc nhở theo hình thức hướng dẫn chứ không phải chỉ trích.

Trao quyền

Tạo ra môi trường để nhân viên có cảm giác được trao quyền. Họ tự chịu trách nhiệm, được tự quyết và thay đổi mà không cần sự cho phép của ai đó.

Cấu trúc cấp bậc quá khắc khe sẽ làm triệt tiêu động lực của người có nhu cầu quyền lực. Ví như ở mạng xã hội, mọi người được trao quyền bằng kết nối. Có quyền chấp nhận hoặc từ chối thậm chí block nếu không phù hợp. Khi đó trao quyền có nghĩa là tạo thuận lợi cho sự kết nối.

Tự do

Tính độc lập và tự chủ là những yếu tố tạo động lực cho nhân viên. Khi đó nhân viên không thích phụ thuộc vào những người khác. Họ không muốn nhận sự giúp đỡ khi thấy chưa cần.

Cũng giống như sự trao quyền, trong cơ chế cấp bậc nhân viên phụ thuộc vào gười quản lý. Vì thế họ cảm giác cần sự chỉ đạo mới được làm. Mọi người phải được tự do khi làm việc trong một nhóm tự chủ về tổ chức. Họ tự quyết cách thức làm việc miễn là đáp ứng mục tiêu sau cùng của công ty.

Mối quan hệ

Mọi người dễ tương tác với nhau trong môi trường mở vì nó thoải mái. Vì vậy tạo ra môi trường làm việc chứa những cơ hội để mọi người gắn kết với nhau.

Tạo ra những lý do chính đáng để mọi người cùng có hoạt động chung để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau.

Cần đào tạo, tư vấn quản trị doanh nghiệp mời gọi 0919 099777,

Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Mục tiêu

Mỗi công ty đều tồn tại vì một lý do. Nếu công ty không giải thích được lý do tồn tại cho công ty mình thì những thứ khác không còn ý nghĩa.

Hãy thúc đẩy nhân viên hiểu được công ty đại diện cho điều gì, đang phấn đấu để mang lại điều gì cho con người. Nhân viên đánh giá cao việc những mục tiêu sống của họ được phản chiếu trong công việc hàng ngày. Điều này thúc đẩy sự đồng chí hướng bởi mục tiêu của họ cũng là mục tiêu của công ty.

Địa vị

Có lý do chính đáng để tô vẽ bản thân bằng các giải thưởng, tước hiệu trong nghề nghiệp. Huy chương bằng khen giúp nâng tầm vị thế xã hội của họ.

Nhu cầu về địa vị làm phát sinh các chức danh trong công việc và các đặc ân đi kèm. Hãy nuôi dưỡng nhu cầu địa vị của mọi người bằng cách tạo cơ hội phát triển theo những hướng đi mà họ quan tâm. Cần thừa nhận thành tích của mọi người một cách công bằng và rõ ràng. Vị thế của nhân viên cần gắn với khả năng làm việc và đổi mới vì sự phát triển chung của công ty.

Cần đào tạo, tư vấn quản trị doanh nghiệp mời gọi 0919 099777,

Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Xem thêm Hệ thống khen thưởng nhân viên

Theo Lãnh đạo giỏi phải biết tạo niềm vui (Jurgen Appleo)