Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

2763

NỘI DUNG

Có rất nhiều hệ thống an toàn thực phẩm. Lựa chọn một hệ thống chất lượng để thực hiện, đòi hỏi doanh nghiệp tập trung vào yêu cầu của khách hàng hoặc thị trường muốn xuất khẩu hoặc bán. Đặc biệt nên chọn các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI). Đồng nghĩa với việc công nhận toàn cầu.

Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (BRC)

Các Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC là chương trình chứng nhận an toàn và chất lượng hàng đầu, được áp dụng bởi hơn 23.000 nhà cung cấp đã được chứng nhận trên 123 quốc gia, với giấy chứng nhận được cấp thông qua
một mạng lưới các tổ chức chứng nhận được công nhận trên toàn thế giới.

BRC hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC gồm một danh mục các tiêu chuẩn, cụ thể

Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC Chứng nhận
GFSI
Phạm vi của
GFSI
Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC về an toàn thực phẩm, phiên bản thứ 8 D, EI, EII, EIII, EIV
Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC về bao gói và vật liệu bao gói, phiên bản thứ 5 M
Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC về bảo quản và phân phối, phiên bản thứ 2 J
Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC về sản phẩm tiêu dùng, phiên bản thứ 3 Không
Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC đối với đại lý và môi giới, phiên bản thứ 1 Không

 

Bối cảnh

Năm 1998, Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc đã đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật thực phẩm BRC đầu tiên. nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng về đảm bảo sản xuất thực phẩm an toàn và chất lượng trong ngành. Sau thành công ban đầu, nó đã trở thành một tiêu chuẩn được sử dụng toàn cầu. Không chỉ để đánh giá các nhà cung cấp bán lẻ mà cònlà nền tảng để các công ty thiết lập chương trình đánh giá nhà cung cấp.

Vào ngày 24/04/ 2014, Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) được BRC phiên bản thứ 6 và phiên bản thứ 4.

Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC về an toàn thực phẩm (phiên bản thứ 8)


Tiêu chuẩn Toàn cầu BRC về An toàn Thực phẩm phiên bản thứ 8 được xuất bản vào tháng 08 năm 2018.
Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm. cùng với các tiêu chí hoạt động trong một tổ chức chế biến thực phẩm để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn thuộc sở hữu của BRC (Anh Quốc). Được biên soạn và quản lý với sự tham gia đóng góp của một nhóm các bên liên quan. Bao gồm đại diện của các nhà sản xuất thực phẩm, các nhà bán lẻ., đơn vị dịch vụ thực phẩm và các tổ chức chứng nhận.

Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC/IoP về bao gói và vật liệu bao gói (phiên bản thứ 5)


Đây là một trong những tiêu chuẩn toàn cầu chính về sản xuất. và chuyển đổi các vật liệu bao gói sử dụng cho cả thực phẩm và phi thực phẩm. Tiêuchuẩn Toàn cầu BRC về bao gói và vật liệu bao gói phiên bản thứ 5 được xuất bản vào tháng 07 năm 2015.

Tiêu chuẩn bao gồm việc sản xuất hợp vệ sinh cho vật liệu bao gói. và quản lý chất lượng và tính chất chức năng của bao bì để mang lại bảo đảm cho khách hàng.

Tiêu chuẩn này bao gồm các hợp phần tùy chọn bao trùm các hoạt động hậu cần/ logistics. Gồm kinh doanh, quản lý hợp đồng trọn gói, giám định sản phẩm, xử lý và thu hồi chất thải.

Tiêu chuẩn này yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ các đặc tính kỹ thuật. và vệ sinh toàn diện của quá trình sản xuất. Nhằm đánh giá khả năng nhà cung cấp có thể sản xuất và cung cấp các sản phẩm. an toàn một cách nhất quán cho người tiêu dùng theo các quy định của tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này do BRC quản lý phối hợp với Hiệp hội bao bì và ủy ban tư vấn.

Tiêu chuẩn IFS cho Thực phẩm

IFS cho Thực phẩm là gì?

IFS là tiêu chuẩn dùng để đánh giá an toàn thực phẩm (ATTP) và chất lượng các quá trình và sản phẩm của cơ sở chế biến thực phẩm. Được giới thiệu lần đầu tiên năm 2003, hiện nay nó đang vận hành phiên bản thứ 6.

Ban quản lý IFS có 5 văn phòng khu vực trên toàn thế giới, được giao nhiệm vụ điều phối. Các nhóm công tác kỹ thuật bằng các ngôn ngữ khác nhau (Đức, Pháp, Anh-Mỹ, Tây Ban Nha và Ý). Các bên liên quan gồm nhà bán lẻ, doanh nghiệp trong ngành, tổ chức chứng nhận,. các đơn vị dịch vụ thực phẩm.

IFS hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn IFS Thừa nhận GFSI Phạm vi GFSI
IFS cho thực phẩm, phiên bản 6 .1 C, D, EI, EII, EIII, EIV, L, J
IFS cho hậu cần/ logistic, phiên bản 2.1 J
IFS cho nhà môi giới Không
IFS cho HPC (mặt hàng gia dụng và vệ sinh cá nhân) Không
IFC Cash & Carry (kiểu thanh toán tiền mặt & khách
tự chở hàng)
Không
IFS PACsecure (cho vật liệu bao gói), phiên bản 1 M
IFS cho cửa hàng thực phẩm Không

 

Bối cảnh

Tiêu chuẩn IFS cho Thực phẩm (phiên bản 6) được xây dựng với sự tham gia đầy đủ và chủ động của các tổ chức chứng nhận, các nhà bán lẻ, của ngành công nghiệp thực phẩm và các công ty dịch vụ thực phẩm trên toàn thế giới.

Vào ngày 21/09/2012, tiêu chuẩn này đã thành công khi được GFSI kiểm tra đối chiếu và công nhận theo Tài liệu hướng dẫn của GFSI, phiên bản thứ 6.
Tiêu chuẩn này thuộc sở hữu của Công ty TNHH Quản lý IFS, Đức

Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn

  • Trách nhiệm của cấp lãnh đạo cao nhất
  •  Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
  • Quản lý nguồn lực
  •  Lập kế hoạch và quá trình sản xuất
  •  Đo lường, phân tích, cải tiến
  •  Phòng vệ thực phẩm
    Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập vào: www.ifs-certification.com

Chứng nhận hệ thống An toàn thực phẩm (FSSC) 22000


FSSC 22000 là gì

Là hệ thống chứng nhận dựa trên tiêu chuẩn ISO và được quốc tế chấp nhận dùng để đánh giá và cấp chứng nhận cho các hệ thống quản lý ATTP trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Chứng nhận theo FSSC 22000 được Hiệp hội Thực phẩm và Đồ uống Châu Âu (CIAA) và Hiệp hội Chế biến hàng tạp hoá của Mỹ (GMA) ủng hộ. Chứng nhận được công nhận theo hướng dẫn của ISO guide 17021.

FSSC 22000 đã chứng nhận trong những phạm vi sau đây


C Chế biến thực phẩm (bằng cách sơ chế, giết mổ,…);
D Sơ chế trước khi chế biến sản phẩm thực vật;
EI Chế biến sản phẩm động vật dễ hư hỏng;
EII Chế biến sản phẩm thực vật dễ hư hỏng.
EIII Chế biến sản phẩm hỗn hợp của động thực vật dễ hư hỏng (sản phẩm hỗn hợp);
EIV Chế biến sản phẩm ổn định ở môi trường xung quanh;
L Sản xuất sản phẩm (sinh) hóa chất;
M Sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm.

FSSC 22000 hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

FSSC 22000 = ISO 22000 + ISO/TS 22002-1 + các yêu cầu bổ sung

FSSC 22000 được GFSI công nhận. Trong 3 năm được chứng nhận, có một lần đánh giá không báo trước.

Mục tiêu của đánh giá không báo trước nhằm đảm bảo việc tuân thủ hàng ngày của các sản phẩm và hệ thống ATTP của doanh nghiệp đã ‘sẵn sàng để được đánh giá’.

Tổ chức chứng nhận [TCCN] đều thông báo thời điểm bắt đầu đánh giá không báo trước cho khách hàng.

VD: Đánh giá không báo trước sẽ diễn ra bất cứ lúc nào kể từ đầu quý 3.

Đọc thêm so sánh FSSC 22000 với đạo luật an toàn thực phẩm hiện đại của FDA

Cần tư vấn FSSC 22000 mời gọi 0919099777

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
PrimusGFS

PrimusGFS là hệ thống đánh giá được tổ chức Sáng kiến ATTP Toàn cầu kiểm tra so sánh và công nhận tháng 2/2010.  Gồm toàn bộ phạm vi của các quy phạm Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) và Thực hành sản xuất
tốt (GMP) cũng như Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (HTQL ATTP).

PrimusGFS hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn PrimusGFS Thừa nhận GFSI Phạm vi GFSI
PrimusGFS, phiên bản 3.1 BI, BII, D, EII, EIII, EIV

Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn


Đánh giá của PrimusGFS bao gồm một số hợp phần và cách áp dụng chúng phụ thuộc loại hình hoạt động được đánh giá

Phần 1 Hệ thống quản lý ATTP (HTQL ATTP) Áp dụng cho tất cả các loại hình hoạt động
Phần 2 Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) Áp dụng cho khu vực nuôi trồng (cánh đồng, nông trại,
nhà kính); bộ phận thu hoạch là lựa chọn không bắt buộc
Phần 2 Thực hành sản xuất tốt (GMP) Áp dụng cho các khu chức năng (khu làm mát, đóng gói,
chế biến và bảo quản)
Phần 3 HACCP Áp dụng cho tất cả các khu chức năng; không áp dụng
cho khu vực nuôi trồng/ thu hoạch

 Các yêu cầu
Phần 1 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

1.1 Hệ thống quản lý
1.2 Kiểm soát tài liệu và hồ sơ
1.3 Các quy trình và hành động khắc phục
1.4 Kiểm tra nội bộ và từ bên ngoài
1.5 Loại bỏ và cho phép lưu hành sản phẩm
1.6 Kiểm soát nhà cung cấp
1.7 Truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm
1.8 Phòng vệ thực phẩm

Phần 2 GAP and GMP Options

2.1 GAP tổng quát
2.2 Nhận diện cơ sở
2.3 Lịch sử mảnh đất
2.4 Sử dụng đất liền kề
2.5 Kiểm soát sinh vật gây hại và tạp chất lạ – Chỉ áp dụng cho nhà kính
2.6 Sử dụng môi trường sinh dưỡng (cơ chất) – Chỉ áp dụng cho nhà kính
2.7 Phân bón/ Dinh dưỡng cho cây trồng
2.8 Tưới/ Sử dụng nước
2.9 Bảo vệ cây trồng
2.10 Vệ sinh của người lao động làm việc trên cánh đồng (Áp dụng cho công nhân chăm đồng, không dùng cho lao động thu hoạch)
2.11 Kiểm tra thu hoạch, các chính sách và đào tạo
2.12 Hoạt động của công nhân thu hoạch & Các phương tiện vệ sinh (Áp dụng cho công nhân thu hoạch)
2.13 Thực hành thu hoạch
2.14 Vận chuyển và theo dõi vận chuyển
2.15 Lưu trữ tại chỗ
2.16 GMP tổng quát
2.17 Kiểm soát sinh vật gây hại
2.18 Khu vực lưu trữ & Vật liệu bao gói
2.19 Thực hiện vận hành
2.20 Thực hành của công nhân
2.21 Trang thiết bị
2.22 Vệ sinh trang thiết bị
2.23 Vệ sinh tổng thể
2.24 Nhà xưởng và đất đai
2.25 Tài liệu về hóa chất
2.26 Tài liệu kiểm soát sinh vật gây hại
2.27 Hồ sơ giám sát hoạt động
2.28 Tài liệu về bảo dưỡng & vệ sinh
2.29 Tài liệu về người lao động
2.30 Hồ sơ thử nghiệm/ phân tích
2.31 Sổ theo dõi bảo quản & phân phối có kiểm soát nhiệt độ
2.32 Kiểm soát chất gây dị ứng
Phần 3 HACCP:
3.1 Các bước chuẩn bị
3.2 Xây dựng kế hoạch HACCP đã lập ra
3.3 Thực hiện kế hoạch HACCP tại nhà máy


Tiêu chuẩn toàn cầu về thịt đỏ (GRMS)

Tiêu chuẩn toàn cầu về thịt đỏ (GRMS) là một hệ thống được phát triển chuyên biệt cho ngành công nghiệp thịt đỏ. GRMS đưa ra các yêu cầu đối với tất cả các quá trình liên quan đến sản xuất thịt và các sản phẩm thịt và tập trung vào các khu vực quan trọng để đạt được các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất. Tiêu chuẩn ra mắt vào năm 2006. GRMS hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn GRMS Thừa nhận  GFSI Phạm vi GFSI
GRMS, phiên bản 2.1 C, EI, EIII

 Bối cảnh

Vào ngày 07/02/2013, tiêu chuẩn GRMS (phiên bản thứ tư 4.1) đã được GFSI thừa nhận theo tài liệu Hướng dẫn đã soát xét của GFSI, phiên bản thứ 6.

GRMS là tiêu chuẩn được xây dựng chuyên biệt cho các quá trình giết mổ, cắt xẻ, lóc xương và bán thịt đỏ và sản phẩm từ thịt. Nó bao gồm toàn bộ dây chuyền sản xuất và do đó có thể áp dụng cho tất cả các khía cạnh từ vận chuyển, chuồng nhốt, gây choáng, giết mổ, lóc xương, cắt xẻ và xử lý thịt và các sản phẩm từ thịt.
Hệ thống Tiêu chuẩn toàn cầu về thịt đỏ thuộc sở hữu của Hội đồng Nông nghiệp & Thực phẩm Đan Mạch.

Liên quan đến ai?

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với tất cả các quá trình liên quan đến sản xuất thịt và các sản phẩm thịt.Quá trình: Vận chuyển, tạm nhốt, giết mổ, moi nội tạng, làm lạnh, cắt xẻ, lóc xương, phơi khô, ướp muối, băm nhỏ, trộn đều, lên men, xông khói, nấu chín, đóng gói, làm lạnh, cấp đông và bảo quản.
Sản phẩm: Thịt tươi, các sản phẩm thịt, các dạng chế biến của thịt, sản phẩm hỗn hợp và phụ phẩm ăn được.

Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn
 Quy trình đánh giá;
Các yêu cầu đối với năng lực đánh giá, đào tạo và kinh nghiệm;
Thực hành sản xuất tốt (GMP);
Hệ thống HACCP;
Hệ thống quản lý chất lượng;
Quy trình về sự không phù hợp;
Truy xuất nguồn gốc.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập vào: www.grms.org.

CanadaGAP


CanadaGAP®l à một chương trình an toàn thực phẩm dành cho các công ty sản xuất và xử lý rau quả. Nó được thiết kế nhằm giúp thực hiện và duy trì các quy trình an toàn thực phẩm hiệu quả đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tươi.

CanadaGAP hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

GLOBALG.A.P. (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) Đảm bảo
nông trại tổng hợp, phiên bản 4
AII, BI, D

 

Bối cảnh


Chương trình chứng nhận CanadaGAP® được Hội đồng Nghề làm vườn Canada ban hành, bao gồm tám nhóm cây trồng.

Chương trình tiêu chuẩn này do Hội đồng Nghề làm vườn Canada (CHC). Hiệp hội công nghiệp quốc gia các nhà sản xuất rau quả Canada cùng phát triển như cách thức để tiêu chuẩn hóa và cập nhật các chương trình ATTP tại trang trại. Bao gồm sản xuất, bảo quản và bao gói an toàn cho sản phẩm tươi. CHC tham gia chương trình thừa nhận ATTP tại trang trại của Liên bang, trong đó bao gồm việc đánh giá toàn diện của chính quyền liên bang.và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tính đúng đắn về mặt kỹ thuật của tiêu chuẩn CanadaGAP.

Hệ thống này thuộc sở hữu của CanAgPlus, Canada.

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Liên quan đến ai?

CanadaGAP (Thực hành nông nghiệp tốt) là chương trình an toàn thực phẩm tại trang trại dành cho các công ty trồng trọt, đóng gói và bảo quản sản phẩm tươi.

Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn


Hai sổ tay, một chuyên dùng cho các hoạt động trong nhà kính, sổ tay thứ hai dùng cho các hoạt động chế biến rau quả khác, đã được ngành trồng trọt xây dựng và được nhân viên chính quyền Canada xem xét tính đúng đắn về mặt kỹ thuật.

Hai sổ tay này được thiết kế cho các công ty đang thực hiện Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong các hoạt động sản xuất, bao gói và bảo quản của mình. Đồng thời dùng cho các cơ sở đóng gói lại và các nhà bán sỉ đang thực hiện GMP và chương trình HACCP. Chương trình này cũng được thiết kế cho các nhà môi giới/ buôn bán lại sản phẩm tươi đang thực hiện Thực hành tốt nhất trong quản lý nhà cung cấp và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Sổ tay rau quả và Sổ tay nhà kính

  • Sản phẩm hàng hóa ban đầu
  • Nhà xưởng
  • Phân bón thương mại, bùn bột và chất cải tạo đất
  •  Phân chuồng, phân xanh/ phân ủ chè và các sản phẩm khác
  •  Lớp bổi và vật liệu che phủ hàng
  • Hóa chất nông nghiệp
  • Nước dùng trong nông nghiệp
  • Trang thiết bị
  • Vật liệu làm sạch và bảo dưỡng
  • Quản lý chất thải
  • Phương tiện vệ sinh cá nhân
  • Đào tạo cho nhân viên
  • Chính sách thăm quan
  • Chương trình phòng chống sinh vật gây hại cho các tòa nhà
  • Nước (chảy trong máng để vận chuyển và để làm sạch)
  • Nước đá
  • Vật liệu bao gói
  • Trồng trọt và thu hoạch
  • Phân loại, phân cấp, đóng gói, đóng gói lại, lưu trữ và bán hàng
  • Lưu trữ sản phẩm
  • Vận chuyển
  • Nhận diện và truy xuất nguồn gốc
  • Quản lý sai lệch và khủng hoảng
  • Duy trì và xem xét kế hoạch HACCP và chương trình An toàn thực phẩm
  • Các sổ tay dựa trên cơ sở phân tích mối nguy nghiêm ngặt áp dụng bảy nguyên tắc của phương pháp tiếp cận
  • HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) được quốc tế thừa/công nhận.
    Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập vào www.canadagap.ca.

GLOBALG.A.P.


GLOBALG.A.P Là một cơ quan thuộc khu vực tư nhân chuyên đặt ra các tiêu chuẩn tự nguyện về chứng nhận sản phẩm nông nghiệp trên toàn thế giới.

Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. được thiết kế nhằm cam đoan với người tiêu dùng về cách thức thực phẩm mà họ sử dụng được sản xuất như thế nào tại trang trại. Các trọng điểm bao gồm giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường của hoạt động nông nghiệp, giảm sử dụng hoá chất đầu vào và đảm bảo cách tiếp cận có trách nhiệm đối với sức khoẻ và an toàn của người lao động cũng như phúc lợi của động vật.Tổ chức hướng tới mục tiêu thiết lập một tiêu chuẩn cho Thực hành Nông nghiệp Tốt (G.A.P.), với các ứng dụng sản phẩm đa dạng có khả năng liên kết liền mạch với toàn bộ mô hình nông nghiệp toàn cầu.

GLOBALG.A.P. hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. TTiee Thừa nhận GFSI Phạm vi GFSI
GLOBALG.A.P. Đảm bảo nông trại tổng hợp, phiên bản 4 BI, D

 

Bối cảnh


GLOBALG.A.P. trước đây được biết đến với tên gọi EureG.A.P. Ra đời năm 1997 theo sáng kiến của các nhà bán lẻ nằm trong Nhóm công tác các nhà bán lẻ châu Âu (EUREP). Điểm xuất phát của tổ chức là một nỗ lực để phát triển các tiêu chuẩn và quy trình nhằm phát triển GAP trong nông nghiệp truyền thống. Cụ thể là làm nổi bật tầm quan trọng của quản lý cây trồng tổng hợp và cách tiếp cận có trách nhiệm đối với phúc lợi của người lao động.

Vào ngày 24/04/2013, tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. đã được tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm toàn cầu (GFSI) kiểm tra đối chiếu nối chuẩn và được thừa nhận theo tài liệu Hướng dẫn đã soát xét của GFSI, phiên bản thứ 6.
GLOBALG.A.P. thuộc sở hữu của Công ty TNHH FoodPLUS, Đức

Liên quan đến ai?

GLOBALG.A.P là tiêu chuẩn áp dụng cho các trang trại. Chứng nhận này bao gồm quá trình sản xuất ra sản phẩm được chứng nhận từ đầu vào trang trại như thức ăn chăn nuôi, cây giống, và các hoạt động nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.

Tiêu chuẩn đảm bảo nông trại tổng hợp

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Vật liệu nhân giống cây trồng
Đánh giá rủi ro về thực hành xã hội theo GLOBALG.A.P. (GRASP)
CC Các loại cây trồng xen canh kết hợp
CO Cà phê xanh
TE Chè
FO Hoa & Cây cảnh
LB
Cơ sở chăn nuôi
CS Gia súc&Cừu
CYB Bê/Bò tơ
PG Lợn/heo
PY Gia cầm
TY Gà tây
AB Hợp phần nuôi trồng thủy sản
Chế biến thức ăn gia súc hỗn hợp

Tiêu chuẩn hải sản của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA)

Liên minh Nuôi trồng Thuỷ sản Toàn cầu (GAA) là hiệp hội thương mại quốc tế phi lợi nhuận với mục đích thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Liên minh đã phát triển Các tiêu chuẩn chứng nhận Thực hành Nuôi trồng thuỷ sản Tốt nhất (BAP). Những tiêu chuẩn này bao gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản (từ nhà máy sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi đến trang trại và nhà máy chế biến) sản xuất tôm, cá hồi, cá rô phi, cá tra và cá basa. Có sẵn tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại hình và phân nhóm cơ sở. Các tiêu chuẩn bổ sung cũng đã được xây dựng gần đây.

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
GAA hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn chế biến hải sản Thực hành nuôi trồng thủy
sản tốt nhất (BAP), phiên bản thứ 3, sửa đổi lần 1, 2014

 

Bối cảnh


Liên minh được thành lập vào năm 1997 và bao gồm 59 thành viên đến từ Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Hiện nay Liên minh đã có 1100 thành viên đến từ 70 quốc gia và trở thành tổ chức ngành nghề cao nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Các nguyên tắc hướng dẫn tuân theo Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt nhất nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội của các hoạt động nuôi trồng\ thuỷ sản bằng cách giảm thiểu các tác động môi trường, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý nước sạch, tránh bùng phát dịch bệnh và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc du nhập các loài ngoại lai vì lợi ích của nền kinh tế và của cộng đồng tại địa phương.

Vào ngày 16/05/2013, GAA. đã được Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm toàn cầu (GFSI) kiểm tra đối chiếu nối chuẩn lại và được thừa nhận theo tài liệu Hướng dẫn đã soát xét của GFSI, phiên bản thứ 6.

Tiêu chuẩn chế biến hải sản BAP thuộc sở hữu của Liên minh Nuôi trồng Thuỷ sản Toàn cầu (GAA), Mỹ.

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Liên quan đến ai?

Toàn bộ các cơ sở nuôi trồng thủy sản (từ trang trại đến nhà máy chế biến).

Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn


 Quản lý các quy định
Hệ thống quản lý chất lượng;
Quản lý nhân sự
Quản lý môi trường và chất thải
Quản lý an toàn thực phẩm
Kiểm tra xác nhận
Truy xuất nguồn gốc
Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập vào: www.gaalliance.org.


Viện Thực phẩm an toàn và chất lượng (SQF)

Bộ Quy tắc SQF (phiên bản thứ 7, cấp độ 2) đã được thiết kế lại để sử dụng cho tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp thực phẩm, từ sản xuất ban đầu đến vận chuyển và phân phối. Ấn bản lần thứ 7 áp dụng cho tất cả các lĩnh vực trong ngành và thay thế

Bộ Quy tắc SQF 2000 (ấn bản lần thứ sáu) và Bộ Quy tắc SQF 1000 Code (ấn bản lần thứ 5).

Bộ Quy tắc SQF là tiêu chuẩn để chứng nhận cho quá trình và sản phẩm. Đây là một Hệ thống Quản lý Chất lượng và ATTP dựa trên HACCP. Sử dụng các tiêu chí Vi sinh vật trong thực phẩm của Ủy ban Cố vấn Quốc gia và những nguyên tắc  HACCP. Bộ Quy tắc SQF nhằm hỗ trợ các sản phẩm mang thương hiệu riêng của ngành. hoặc công ty và mang đến lợi ích cho nhà cung cấp và khách hàng của họ. Với việc áp dụng thống nhất chương trình SQF  các sản phẩm được sản xuất và chế biến có nhiều khả năng được chấp nhận trên thị trường toàn cầu.

SQF hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn SQF Hệ thống GFSI Phạm vi GFSI
Bộ Quy tắc SQF, phiên bản thứ 7, mức độ 2 AI, BI, C, D, EI, EII, EIII, EIV, F, L, M
Thức ăn chăn nuôi an toàn/ Thực phẩm an toàn Không
Nguồn cung cấp có đạo đức, phiên bản thứ 2 Khôn

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Bối cảnh 

Bộ quy tắc này được xây dựng và thực hiện các chương trình thí điểm vào năm 1994 để đảm bảo được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Ngày 15/10/2012, Bộ Quy tắc SQF (phiên bản thứ 7, mức độ 2) đã được GFSI kiểm tra so sánh lại thành công và đạt được thừa nhận theo Tài liệu hướng dẫn của GFSI, phiên bản thứ 6.

Hệ thống thuộc sở hữu của Viện Thực phẩm An toàn và Chất lượng, Mỹ.

Liên quan đến ai?

Bộ Quy tắc SQF 2000 liên quan đến các lĩnh vực sản xuất, chế biến và phân phối.

Yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn

  •  Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và Hệ thống quản lý chất lượng
  • Kiếm soát tài liệu và hồ sơ
  • Quy định và phát triển sản phẩm
  • Đạt được an toàn thực phẩm
  • Kiểm tra xác nhận
  • Nhận diện, theo dõi, thu hồi (từ nhà phân phối) và triệu hồi (từ toàn bộ thị trường) sản phẩm
  • An ninh tại cơ sở
  • Xác định thực phẩm được bảo quản

Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập vào www.sqfi.com.

HACCP Trung Quốc

Ngoài việc đánh giá kiểm tra so sánh và thừa nhận các hệ thống tư nhân. GFSI đã giới
thiệu một loại hình mới cho các hệ thống thuộc chính quyền với tên gọi Tương đương kỹ thuật.

 

Dựa vào cấu trúc khác biệt của các hệ thống thuộc Nhà nước. Loại hình mới này thừa nhận tính tương đương của chúng so với các yêu cầu kỹ thuật liên quan trong Tài liệu hướng dẫn của GFSI.

Tương đương kỹ thuật được phân biệt với sự thừa nhận của GFSI cho các hệ thống tưnhân thể hiện qua cơ quan quản lý hệ thống và các hợp phần quản lý hoạt động. Hệ thống HACCP Trung Quốc đã được đánh giá trong khuôn khổ loại hình Tương đương kỹ thuật và được thừa nhận tương đương với các yêu cầu kỹ thuật của GFSI. www.cnca.gov.cn/bmzz/zcglb

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Hệ thống Chứng nhận thức ăn chăn nuôi GMP+

GMP là viết tắt của Thực hành Sản xuất tốt. Năm 1992, hệ thống Chứng nhận Thức ăn chăn nuôi GMP + ngày nay chỉ mới bắt đầu với GMP nhưng sau đó đã phát triển thành một hệ thống chứng nhận toàn diện bằng cách tích hợp các yêu cầu Quản lý Chất lượng của ISO, HACCP và các yếu tố khác.

Dấu ‘+’ thể hiện sự tích hợp của Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HAACP).

Nền tảng của hệ thống GMP + một phần được xác định bởi sự cải tiến liên tục theo nguyên tắc của chu trình PDCA của Deming, Plan, Do, Check, Act. (Lập kế hoạch, Thực hiện, Kiểm tra, Khắc phục): viết ra những gì tôi đang làm, làm theo những gì tôi đã viết và cung cấp bằng chứng cho thấy tôi đã thực hiện hiệu quả điều đó.

 

Hệ thống chứng nhận thức ăn chăn nuôi GMP + xác định các điều kiện liên quan đến cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, lưu trữ, vận chuyển., nhân viên, các quy trình, tài liệu và nhiều điều kiện khác. Cùng với các đối tác của mình, GMP + International xác định minh bạch các điều kiện đảm bảo tính an toàn .và bền vững của thức ăn chăn nuôi sao cho các tổ chức chứng nhận có thể tiến hành đánh giá độc lập.

Với hơn 14 600 công ty tham gia tại hơn 70 quốc gia, GMP + International là một tổ chức hàng đầu thế giới trong thị trường chứng nhận đảm bảo an toàn thức ăn chăn nuôi. Chứng nhận GMP+ cung cấp một bảo đảm chất lượng bổ sung cho mỗi doanh nghiệp làm ăn với ngành thức ăn chăn nuôi quốc tế.

GMP+ hoạt động theo tiêu chuẩn nào?

Hệ thống chứng nhận thức ăn chăn nuôi GMP + bắt nguồn từ quan điểm về an toàn thức ăn chăn nuôi, và đến năm 2013, tiêu chuẩn chịu trách nhiệm về thức ăn chăn nuôi đầu tiên đã được công bố.

Tiêu chuẩn này gồm hai phần

  • GMP + Bảo đảm an toàn thức ăn chăn nuôi (FSA), tập trung vào tính an toàn của thức ăn chăn nuôi, và
  • GMP + Bảo đảm trách nhiệm của thức ăn chăn nuôi tập trung vào thức ăn chăn nuôi có trách nhiệm.

GMP + Bảo đảm an toàn thức ăn chăn nuôi là một hợp phần hoàn thiện nhằm đảm bảo tính an toàn của thức ăn chăn nuôi trong tất cả các liên kết của chuỗi thức ăn chăn nuôi.

Sự đảm bảo chắc chắn về tính an toàn của thức ăn chăn nuôi là ‘giấy phép bán hàng’ tại nhiều nước và thị trường. Dựa trên nhu cầu thực tế, nhiều thành phần đã được tích hợp vào hợp phần GMP + FSA. Chẳng hạn như yêu cầu đối với SO 9001, HACCP,. các Tiêu chuẩn Sản phẩm, Truy xuất nguồn gốc, Giám sát, Các Chương trình tiên quyết, tiếp cận theo chuỗi và Hệ thống Cảnh báo sớm.

Hệ thống Chứng nhận thức ăn chăn nuôi GMP+


A – tài liệu
Các yêu cầu chung để tham gia hệ thống GMP + FC
B – tài liệu
Tài liệu tiêu chuẩn, phụ lục và ghi chú
Đảm bảo an toàn
thức ăn chăn nuôi
Đảm bảo thách
nhiệm cho thức
ăn chăn nuôi

Bối cảnh
Hệ thống GMP+ Đảm bảo an toàn thức ăn chăn nuôi hiện là hệ thống HTQL ATTP chưa được GFSI phê chuẩn.
Hệ thông GMP+ đảm bảo an toàn thức ăn chăn nuôi (GMP + FSA) được phát triển từ năm 1992. và do Hội đồng sản phẩm Thức ăn chăn nuôi cho động vật (The Hague, Hà Lan) quản lý đến năm 2009. Từ năm 2010, hệ thống do GMP+ International quản lý.

Liên quan đến ai?

Hệ thống GMP+ Đảm bảo an toàn thức ăn chăn nuôi (GMP+FSA) là hệ thống nhằm đảm bảo sự an toàn của thức ăn chăn nuôi tại tất cả các mắt xích trong chuỗi thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là một hệ thống quốc tế được áp dụng trên toàn cầu.

Đọc thêm phân biệt VACCP và TACCP 

Cần liên hệ tư vấn mời gọi 0919099777