An toàn trong phòng thí nghiệm

5274

 

Các yêu cầu cần tuân thủ chung

Nhằm đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm, các yêu cầu sau phải tuân thủ

  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (áo phòng thí nghiệm, khẩu trang, găng tay hoặc kính bảo hộ nếu cần), cột gọn tóc (nữ), rửa tay và thay dép sạch theo quy định trước khi vào khu vực phòng thí nghiệm Vi sinh.
  • Không mặc bảo hộ bên ngoài khu vực phòng thí nghiệm.
  • Bảo hộ phải luôn trong tình trạng sạch sẽ.
  • Rửa tay kỹ trong các trường hợp sau:
  • Trước và sau khi làm việc;
  • Trước và sau khi ăn;
  • Trước và sau khi đi vệ sinh;
  • Bất cứ khi nào nghi ngờ tiếp xúc với mẫu hoặc vật liệu nhiễm vi sinh.
  • Các vết thương ngoài da phải được bảo vệ kỹ, tránh tiếp xúc với các dụng cụ làm việc.
  • Không ăn uống, hút thuốc trong khu vực phòng thí nghiệm và không trữ thức ăn trong khu vực phòng thí nghiệm, như tủ mát, tủ lạnh và lò vi sóng.
  • Hóa chất, dung môi thải dễ bay hơi gom vào bình chứa có nắp vặn kín và bỏ theo hướng dẫn của dịch vụ thu gom.

Các yêu cầu đối với phòng vi sinh

  • Hạn chế tiếp cận khu vực phòng thí nghiệm Vi sinh:
    • Có biển cảnh báo hạn chế tiếp cận “Không phận sự, không được phép vào khu vực này” đối với người không phận sự, trước khi vào khu vực phòng thí nghiệm Vi sinh.
    • Những nhân viên không có phận sự, không được phép tiếp cận khu vực phòng thí nghiệm vi sinh.
    • Khách tham quan, người liên hệ công tác, hoặc các nhân viên cần tiếp cận, phải được sự đồng ý của Phụ trách phòng và có nhân viên bộ phận hướng dẫn khi đi lại trong khu vực phòng thí nghiệm.
  • Các bề mặt bàn làm việc trong phòng thí nghiệm phải được vệ sinh kỹ bằng cồn 70 % trước và sau khi làm việc.
  • Các thao tác với chủng vi sinh vật chuẩn phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp 2.
  • Khi chuẩn bị hóa chất môi trường có cảnh báo nguy hiểm, cần đọc kỹ và tuân theo hướng dẫn pha chế và MSDS của hóa chất và môi trường.
  • Khi vận hành các thiết bị có liên quan đến tính an toàn (nồi hấp, đèn Bunsen), cần đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng thiết bị.

Yêu cầu đối với Rác thải hoặc mẫu đã kiểm nghiệm xong của phòng vi sinh

  • Rác thải vi sinh phải được phân loại và xử lý:
  • Rác thủy tinh vỡ và vật dụng sắc nhọn (kim tiêm): gom vào thùng dày, có nắp đậy kín.
  • Rác thải nhiễm và mẫu thực phẩm nhiễm vi sinh phải được hấp tiệt trùng 121 oC, 30 phút trước khi cho vào thùng có nắp kín, và chuyển cho dịch vụ thu gom rác cuối ngày làm việc.
  • Rác thải nhiễm vi sinh bao gồm các loại sau:
    • Mẫu thực phẩm, môi trường nuôi cấy và vật dụng chứa (túi mẫu, đĩa petri, ống nghiệm) sau khi cấy và nuôi ủ;
    • Đầu tip, khay đựng mẫu, cốc đựng típ, que cấy, que trang, giá ống nghiệm và các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với mẫu nhiễm hoặc có nguy cơ bị mẫu nhiễm rơi đổ;
    • Găng tay, khẩu trang, bông gòn vệ sinh mặt bàn thao tác với mẫu nhiễm;

Cách xử lý các trường hợp khẩn cấp

Báo cho phụ trách phòng thí nghiệm khi có các trường hợp khẩn cấp xảy ra để có phương án xử lý thích hợp.

1. Rơi đổ hóa chất

  • Xử lý các hóa chất rơi đổ theo đúng hướng dẫn của MSDS hoặc hướng dẫn của ban an toàn.
  • Kịp thời thông báo cho mọi người để có biện pháp xử lý.
  • Hóa chất bị đổ có khả năng gây cháy thì phải tắt nguồn điện và thiết bị cung cấp nguồn.
  • Sử dụng các vật liệu cần thiết như chất hấp thụ để làm sạch các hóa chất rơi đổ theo đúng MSDS.
  • Mang đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cá nhân khi xử lý các chất rơi đổ
  • Thu hồi và xử lý các vật liệu hấp thụ.
  • Vệ sinh lại toàn bộ khu vực bị rơi hóa chất.

2. Văng bắn hóa chất vào người

  • Khi bị văng bắn hóa chất vào người cần phải xủ lý theo đúng MSDS.
  • Dùng vòi sen hay vòi rửa mắt rửa nước ít nhất 15 phút.
  • Trong trường hợp có người bị thương cần phải giữ nạn nhân bình tĩnh, sơ cấp cứu và báo cho ban an toàn của khu thí nghiêm.

3. Rơi đổ các chủng vi sinh vật

  • Để tránh trường hợp đổ chủng vi sinh vật trong phạm vị lớn, mọi thao tác tiến hành với chủng chuẩn phải được thực hiện trên khay bằng vật liệu có thể hấp tiệt trùng được.
  • Rác thải nhiễm vi sinh phải được hấp tiệt trùng ở 121 oC trong 20 phút trước khi đổ bỏ vào thùng thu gom.

3.1. Phạm vi đổ ở mức độ nhỏ

  • Dùng vật liệu thấm chất tiệt trùng thích hợp (cồn 70 %) phủ lên bề mặt phạm vi chủng vi sinh vật bị đổ.
  • Thu gom toàn bộ các vật liệu vào vật chứa và đem hấp khử trùng
  • Vệ sinh bề mặt bằng chất khử trùng (cồn 70 %).

3.2. Phạm vi đổ ở mức độ lớn

Ở trong tủ cấy sinh học, tủ ấm
  • Mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ cá nhân khi làm vệ sinh vùng bị lây nhiễm do đổ VSV.
  • Trong suốt quá trình làm vệ sinh tủ, tủ phải luôn luôn được mở
  • Nếu phạm vi đổ nhỏ thì dùng vật liệu thấm chất tẩy tiệt trùng, lau sạch và lọai bỏ như rác thải nhiễm vi sinh vật.
  • Nếu chủng vi sinh vật đổ trên bề mặt làm việc, phủ toàn bộ bề mặt làm việc bằng vật liệu có chất tẩy tiệt trùng, để yên 20 phút. Thu hồi và loại bỏ như rác thải nhiễm.
  • Vệ sinh toàn bộ bề mặt tủ và các chỗ bị văng bắn bằng chất tẩy tiệt trùng
  • Thu hồi những vật bị nhiễm cho vào vật chứa và đem hấp khử trùng.
Bên ngoài tủ cấy, tủ ấm và bên trong phòng thí nghiệm
  • Nếu chủng vi sinh vật bị đổ trong phạm vi lớn thì chú ý di tản toàn bộ nhân viên trong khu vực đổ. Dán giấy cảnh báo lên cửa phòng thí nghiệm và đóng cửa khu vực đó lại.
  • Nếu có tai nạn xảy ra đối với người thì báo ngay cho bộ phận an toàn của cơ quan để có phương án xử lý thích hợp.
  • Người được phân công xử lý khu vực đó cần phải được trang bị đầy đủ: chất tẩy, dụng cụ chứa, khăn thấm, túi đựng. Mang đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cá nhân khi xử lý.
  • Vệ sinh toàn bộ khu vục bị đổ bằng chất tẩy tiệt trùng theo các bước sau:
    • Cô lập toàn bộ khu vực bị đổ bằng vật liệu có thấm chất tẩy tiệt trùng để ngăn chặn sự chảy tràn. Phủ lên toàn bộ bề mặt đổ bằng vật liệu có thấm chất tẩy.
    • Để yên 20 min, sau đó thu hồi, loại bỏ như rác thải nhiễm
    • Vệ sinh những vật liệu không hấp khử trùng được bằng các chất tẩy sát trùng
  • Những vật sắc, nhọn mà có nhiễm vi sinh vật cần phải thu hồi và để vào bình chứa thích hợp trước khi đem hấp khử trùng và loại bỏ.
  • Những vật liệu khác bị nhiễm vi sinh vật thì được thu hồi và hấp khử trùng để tái sử dụng hoặc loại bỏ.

4. Sự cố cháy nổ

4.1. Trong phạm vi nhỏ
  • Báo cho trưởng phòng và ban an toàn
  • Các đám cháy nhỏ trong phòng thí nghiệm có thể được chữa cháy bằng bình chữa cháy hóa chất khô hay bình CO2 theo hướng dẫn của Ban an toàn
4.2. Trong phạm vi lớn
  • Báo động cho cho trưởng phòng và ban an toàn (bộ phận phòng cháy, chữa cháy của cơ quan) để có phương pháp xử lý thích hợp.
  • Không tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm.
  • Sơ tán mọi người ra khỏi khu vực cháy.

Xem thêm cách sử dụng Pipet đúng cách

Xem thêm video về an toàn trong phòng thí nghiệm

Xem thêm tủ hút khí độc trong phòng thí nghiệm

 Xem thêm các bài viết về ISO 17025