Nhóm làm việc không chỉ đơn thuần là tập hợp một nhóm người, nó là một tổ chức có chức năng, đặc trưng riêng. Nếu không biết được những điều này bạn sẽ lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong công việc. Hiểu rõ chúng bạn có làm cho nhóm của bạn đạt được hiệu quả cao nhất.
Mỗi nhóm làm việc đều có nhiều người với những cách thức làm việc khác nhau. Có người thì làm việc hăng hái, xốc vác, có người thì phải giục mới làm, có người dường như không làm việc gì cả nhưng bạn vẫn phải cần họ vì họ có thể cho bạn ý kiến hay.
Trong nhóm làm việc thường có 9 vai trò
Là người đặt nền móng: họ luôn có ý tưởng mới, tìm ra giải pháp cho vấn đề khó khăn, họ có lối suy nghĩ cấp tiến, khác biệt nhiều chiều và sáng tạo.
Là người nghiên cứu tìm và giải pháp: họ là những người sáng tạo, thích đưa ra ý tưởng mới và thực hiện chúng, họ là người hướng ngoại và rất được người khác mến mộ.
Là người hợp tác: Họ tuân thủ theo quy tắc và được quản lý chặt chẻ, họ có thể tập trung vào các mục tiêu và họ đoàn kết thành một nhóm thống nhất.
Là người vạch ra kế hoạch: Họ luôn mong muốn đạt được kết quả, họ thích thách thức và khát khao thu được kết quả cao.
Là người đánh giá và phân tích: Họ phân tích đánh giá và cân nhắc, họ luôn bình tỉnh, luôn suy nghĩ khách quan.
Là người làm việc theo nhóm: họ là người luôn giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần hợp tác cao, luôn đối thoại với nhau nhằm mang lại những điều tốt đẹp cho nhóm.
Là người thực hiện công việc: họ có kỹ năng làm việc tốt, họ làm việc hết mình, họ muốn công việc luôn hoàn thành sớm nhất.
Là người hoàn tất công việc: Họ kiểm tra chi tiết công việc, họ là người gọn gàng và cẩn thận, học làm việc tận tâm.
Là các chuyên gia: họ mong muốn trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn, họ làm việc rất chuyên nghiệp, họ có nhiều nghị lực và nhiệt huyết.
Giờ đây, bạn biết nên chọn ai vào nhóm mình rồi, để có một nhóm làm việc hiệu quả nhất. Nên nhớ, một nhóm không thể làm việc tốt khi mỗi thành viên chỉ tập trung vào mục tiêu của riêng mình.
Theo Các nguyên tắc trong quản lý