So sánh FSSC 22000 với FSMA

807

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đã chứng nhận FSSC 22000 có phù hợp với quy tắc kiểm soát phòng ngừa của FSMA không. Phần so sánh FSSC 22000 với FSMA dưới đây sẽ làm rõ câu hỏi này.

Giới thiệu FSMA

Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) của Mỹ, đã được Tổng thống Obama ký ban hành vào ngày 4/1/2011. Mục tiêu là đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân Mỹ. Luật này chuyển từ cơ chế phản ứng với rủi ro sang cơ chế giám sát các biện pháp phòng ngừa. Điều này buộc doanh nghiệp sản xuất phải tự thiết hệ thống phòng ngừa và biện pháp thích hợp. Đồng thời yêu cầu các DN phải đăng ký cơ sở sản xuất và đăng ký người đại diện tại Mỹ của DN với FDA.

Xem thêm tóm tắt luật FSMA

Kể từ năm 2013, FDA đã đề xuất bảy quy tắc dựa trên rủi ro, để thực hiện FSMA và hiện đã hoàn thiện sáu trong số đó, bao gồm cả các biện pháp kiểm soát phòng ngừa đối với thực phẩm cho con người.

Một so sánh giữa FSSC 22000 và Quy tắc kiểm soát phòng ngừa cuối cùng (Final Preventive Controls rule -PC) của FSMA. Cả hai đều có chung triết lý về cách tiếp cận dựa trên rủi. Yêu cầu chính sách bao quát đối với nhân viên và cam kết quản lý đối với an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, một số khác biệt về thuật ngữ đã được xác định.

Trong trường hợp không xác định được sự khác biệt giữa FSSC 22000 và Quy tắc PC. FSSC 22000 sẽ tiếp tục ghi lại và theo dõi sự liên kết này trong thực tế và sẽ tiến hành phân tích tương tự về các quy tắc được công bố còn lại.

Báo cáo được dự đoán sẽ được sử dụng làm bằng chứng hỗ trợ cho sự liên kết giữa FSSC 22000 và FSMA để các công ty đạt được chứng nhận FSSC 22000 có thể tự tin rằng họ đáp ứng các yêu cầu của luật sắp tới.

Theo quy tắc PC – kiểm soát phòng ngừa của FSMA

Xem thêm quy tắc PC

  1. Các cơ sở phải thiết lập và thực hiện một hệ thống an toàn thực phẩm bao gồm phân tích các mối nguy hiểm và kiểm soát phòng ngừa dựa trên rủi ro. Quy tắc đặt ra các yêu cầu cho một kế hoạch an toàn thực phẩm bằng văn bản bao gồm:
  • Phân tích mối nguy
  • Kiểm soát phòng ngừa
  • Giám sát
  • Hành động khắc phục và sửa chữa
  • xác minh
  1. Định nghĩa của một ‘trang trại’ được làm rõ để bao gồm hai loại hoạt động của trang trại. Các hoạt động được xác định là trang trại không phải tuân theo quy tắc kiểm soát phòng ngừa.
  • Trang trại sản xuất chính
  • Trang trại hoạt động thứ cấp
  1. Chương trình chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, với các ngày tuân thủ riêng biệt được thiết lập. Quy tắc bắt buộc cho một cơ sở sản xuất / chế biến phải có chương trình chuỗi cung ứng dựa trên rủi ro đối với những nguyên liệu thô. Các thành phần khác mà nó đã xác định được mối nguy hiểm cần phải có kiểm soát áp dụng chuỗi cung ứng.

 

  1. Thực hành sản xuất tốt hiện tại (CGMPs) được cập nhật và làm rõ. Người Quản lý đảm bảo nhân viên sản xuất, chế biến, đóng gói, kho đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các cá nhân phải được đào tạo về các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm, bao gồm tầm quan trọng của sức khỏe và vệ sinh của nhân viên.

Lưu ý rằng có các yêu cầu tương tự liên quan đến kiểm soát phòng ngừa.

Giới thiệu FSSC 22000

Chương trình chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm FSSC 22000 được công bố lần đầu tiên vào năm 2009 và là một trong những chương trình chứng nhận chính được công nhận bởi Sáng kiến ​​an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI).  Xem thêm FSSC là gì

Hơn 12.000 tổ chức tại hơn 140 quốc gia hiện đã đạt được chứng nhận FSSC 22000 . Chứng nhận cho chương trình này được công nhận rộng rãi và đảm bảo rằng một tổ chức đã thực hiện một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mạnh mẽ.

Chương trình chứng nhận FSSC 22000 cho chuỗi thực phẩm là sự kết hợp của

  • ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm
  • ISO/TS 22002 – Các chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm
  • Yêu cầu bổ sung của FSSC 22000 (Xem thêm hệ thống tài liệu FSSC 22000)

Cần tư vấn FSSC 22000, ISO2200 mời gọi 0919099777

So sánh FSSC 22000 với FSMA

Nội dung FDA- Kế hoạch kiểm soát phòng ngừa an toàn thực phẩm FSSC 22000
1. Tuyên bố chính sách Không
2. Kế hoạch bằng văn bản
3. Cá nhân có kinh nghiệm phụ trách
4. Nhân viên được đào tạo
5. Chương trình tiên quyết
6. Nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào, đảm bảo an toàn
7. Thẩm định nhà cung cấp
8. Quản lý chất dị ứng
9. Xác nhận giá trị sử dụng của kiểm soát
10. Kiểm tra thành phẩm
11. Kiểm soát vệ sinh
12. Hành động khắc phục
13. Truy xuất nguồn gốc không
14. Thu hồi
15. Duy trì hồ sơ Có (có sự khác biệt)
16. Phòng vệ thực phẩm Không
17. Đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo Không

 

Điều này kết luận, một đơn vị tuân thủ các yêu cầu của FSSC 22000, cũng tuân thủ các yêu cầu của FSMA- quy tắc kiểm soát phòng ngừa.

Xem thêm bản dịch chi tiết về sự khác biệt giữa FSSC 22000 với FSMA

Trí Phúc lược dịch và tổng hợp từ https://www.ifsqn.com/articles.html/_/articles/comparing-fssc-22000-against-fsma-preventive-controls-rules-r55