Quản lý thiết bị phòng xét nghiệm

247

Để kết quả xét nghiệm chính xác cần có chương trình quản lý thiết bị. Nhằm giúp duy trì hiệu suất,  giảm sự khác biệt trong xét nghiệm, giảm chi phí sửa chữa. Hoặc ít sửa chữa hơn,kéo dài tuổi thọ và tránh sự gián đoạn do sự cố và hỏng hóc.

Các yếu tố cần xem xét trong quản lý thiết bị theo yêu cầu 0

  • Lắp đặt, nghiệm thu
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Kiểm tra
  • Bảo trì
  • Hiệu chuẩn
  • Khắc phục sự cố

Lắp đặt, nghiệm thu

  • Trước khi lắp đặt cần chọn vị trí thích hợp cho thiết bị đáp ứng các yêu cầu của nhà sản xuất. Ngoài ra cũng cần chú ý đến không gian, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, tiếng ồn, nguồn điện. Người lắp đặt là kỹ thuật viên đã được đào tạo để đảm bảo độ chính xác và an toàn.
  • Xây dựng danh sách kiểm tra các thông số, hiệu suất dự kiến để có thể nghiệm thu sau khi lắp đặt.
  • Đảm bảo nhân viên không được sử dụng khi chưa lắp đặt hoặc cài đặt xong.
  • Chỉ nghiệm thu sau khi thiết bị đã chạy ổn theo thông số kỹ thuật đã được cài đặt.
  • Phân công nhân viên quản lý vận hành. Các nhân viên này phải được đào tạo từ nhà cung cấp hoặc bên ngoài.

Danh sách thiết bị

Cho biết tổng quan về tất cả thiết bị đang có bao gồm các thông tin sau

  • Tên của thiết bị, bao gồm loại, kiểu
  • Mã số (do phòng tự đặt và là mã duy nhất cho từng thiết bị)
  • Số Serial do nhà sản xuất cung cấp
  • Tên nhà sản xuất
  • Nhà cung cấp
  • Ngày mua
  • Ngày đưa vào sử dụng
  • Nơi sử dụng
  • Tình trạng (Hoạt động bình thường, cần hiệu chuẩn, cần bảo trì, lỗi, ngưng sử dụng)
  • Tần suất bảo trì, hiệu chuẩn, kiểm tra

Chú ý. Khi lập danh sách thiết bị, hãy trực tiếp kiểm tra chức năng của từng thiết bị. Ghi lại để xác định rõ thiết bị nào được ưu tiên lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa.

Hướng dẫn sử dụng

Để đảm bảo thiết bị luôn được vận hành và bảo trì đúng cách. Các thiết bị quan trọng cần viết hướng dẫn sử dụng.

Các bước cần thực hiện khi viết hướng dẫn

  • Danh sách các thiết bị cần viết
  • Mẫu hướng dẫn sử dụng chung cho thiết bị. (Mẫu này được quy định trong quy trình kiểm sóa tài liệu)
  • Phân công nhân viên viết hướng dẫn. (Nhân viên thường xuyên sử dụng các thiết bị)
  • Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất khi viết.
  • Điều chỉnh, ban hành
  • Đào tạo nội bộ.

Phân công trách nhiệm

  • Để ngăn ngừa không có ai kiểm tra, bảo trì thiết bị thì việc phân công trách nhiệm là điều nên làm. Việc này cũng ngăn chặn việc những người chưa được đào tạo làm hỏng thiết bị.
  • Phân công người được sử dụng và và người chịu trách nhiệm về từng thiết bị
  • Việc giao người chịu trách nhiệm về thiết bị giúp việc bảo trì và hiệu chuẩn được thực hiện. Tạo điều kiện phát hiện sớm các lỗi, hỏng hóc.

Hiệu chuẩn thiết bị

Hiệu chuẩn là quá trình so sánh một giá trị với tiêu chuẩn đã biết. Từ đó biết sai số hay độ lệch của giá trị này.

Ví dụ kiểm tra xem giá trị nhiệt độ trên tủ ấm. Nếu chỉ nhìn màn hình hiển thị 37°C, điều này không có nghĩa bên trong tủ là 37°C. Người ta sẽ sử dụng một nhiệt kế được hiệu chuẩn để so sánh với nhiệt độ hiển thị.

4 loại bảo trì trong phòng xét nghiệm

  • Bảo trì phòng ngừa
  • Bảo trì dự đoán
  • Bảo trì khắc phục
  • Bảo trì dựa trên tình trạng
  • Bảo trì khi có sự cố

Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp ISO 15189:2022 Mời gọi

Tel 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Bảo trì phòng ngừa (Preventive maiternance)

Được lên kế hoạch trước để ngăn chặn các lỗi thiết bị trước khi chúng xảy ra. Điều này gồm kiểm tra, làm sạch và thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hư hỏng. Mục tiêu của bảo trì phòng ngừa là kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.

Thường được lên kế hoạch từ hàng tuần, hàng tháng đến hàng năm. Bằng cách thực hiện bảo trì phòng ngừa, thiết bị có thể được giữ ở tình trạng hoạt động tốt. Từ đó cải thiện năng suất và giảm chi phí sửa chữa.

Bảo trì dự đoán (Predictive maintenance)

Bảo trì dự đoán sử dụng dữ liệu và phân tích để dự đoán khi nào thiết bị sẽ hỏng. Điều này cho phép thực hiện sửa chữa hoặc thay thế trước khi xảy ra lỗi.

Sử dụng cảm biến và thiết bị giám sát để thu thập dữ liệu về hiệu suất của thiết bị. Sau đó phân tích để xác định các vấn đề tiềm ẩn. Điều này có thể giúp xác định thiết bị nào cần được bảo trì trước khi hỏng hóc. Giảm thời gian ngừng hoạt động và chi phí sửa chữa.

Bảo trì khắc phục (Corrective maintenance)

Để sửa chữa thiết bị đã hỏng đột xuất và thường nằm ngoài kế hoạch. Nó bao gồm sửa chữa, khắc phục sự cố, tháo gỡ, điều chỉnh, thay thế và sắp xếp lại.

Loại bảo trì này thường được thực hiện do lỗi thiết bị, sự cố không mong muốn. Do thiếu kế hoạch bảo trì hoặc một bộ phận bị hỏng trước khi bảo trì theo lịch trình. Nó đắt hơn so với bảo trì phòng ngừa.

Đa số phòng xét nghiệm đều rơi vào loại bảo trì này. Mặc dù có thể có hiệu quả trong việc sửa chữa nhanh chóng. Nhưng cũng sẽ dẫn đến kéo dài thời gian ngừng hoạt động và tốn kém.

Bảo trì dựa trên tình trạng (Condition-based maintenance)

Sử dụng dữ liệu và giám sát để xác định thời điểm cần chăm sóc, tương tự như bảo trì dự đoán. Tuy nhiên, nó không dựa vào bảo trì theo lịch trình. Thay vào đó, sử dụng tính năng giám sát và dữ liệu để xác định khi nào thiết bị có khả năng bị lỗi và lên lịch bảo trì vào thời điểm đó.

Mặc dù bảo trì dựa trên điều kiện và bảo trì dự đoán thường được so sánh do một số điểm tương đồng. Nhưng có một số điểm khác biệt chính giữa hai loại bảo trì này. Cụ thể là phương pháp đo được sử dụng.

Bảo trì dự đoán dùng công thức và cảm biến như nhiệt độ, độ rung và tiếng ồn. Việc bảo trì được thực hiện dựa trên việc phân tích các thông số này. Nó là hình thức chăm sóc chính xác vì dự đoán được các yêu cầu bảo trì tiếp theo.

Bảo trì dựa trên tình trạng chỉ dựa vào kết quả đọc của cảm biến theo thời gian thực. Khi số đọc vượt quá ngưỡng, nhân viên bảo trì sẽ được cử đến để giải quyết vấn đề. Nghĩa là việc bảo trì chỉ được thực hiện khi cần thiết. Không giống như bảo trì dự đoán vốn dự đoán các yêu cầu bảo trì trong tương lai.

Bảo trì khi có sự cố (Run-to-failure maintenance)

Thiết bị được vận hành cho đến khi hỏng hóc, lúc đó việc sửa chữa, thay thế được thực hiện. Thường được sử dụng cho các tài sản không quan trọng hoặc khi chi phí bảo trì phòng ngừa lớn hơn lợi ích thu được. Hoặc cho các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, dùng một lần.

Có sự khác biệt giữa sửa chữa và bảo trì?

Sửa chữa và bảo trì đều cần thiết để thiết bị hoạt động tối ưu. Tuy nhiên, có một số khác biệt.

Sửa chữa là các hành động được thực hiện để khôi phục chức năng thích hợp của thiết bị. Chúng có mục đích mang những thứ bị hỏng trở lại điều kiện làm việc tối ưu. Mức độ sửa chữa cần thiết tùy thuộc vào loại lỗi thiết bị đã xảy ra.

Bảo trì sẽ duy trì chức năng, hiệu suất và độ an toàn của thiết bị trong suốt vòng đời của thiết bị. Mục tiêu chính của việc bảo trì là ngăn chặn những sửa chữa lớn hoặc sửa chữa ngoài kế hoạch.

Quy trình bảo trì thiết bị

Thường có các quy trình bảo trì khác nhau cho các thiết bị khác nhau. Quy trình này có thể bao gồm làm sạch, bôi trơn, kiểm tra, thử nghiệm, hiệu chuẩn.

Nhà sản xuất thường sẽ đưa ra hoặc đưa ra các khuyến nghị để bảo trì thiết bị.

Bất kỳ dạng tài liệu nào từ nhà sản xuất cũng có các nhiệm vụ cần thực hiện. Các công cụ và vật liệu cần thiết, biện pháp phòng ngừa an toàn cần thực hiện. Người thực hiện cần tuân thủ để đảm bảo việc bảo trì được hiệu quả.

tham khảo quy trình bảo trì thiết bị

Kế hoạch bảo trì

Nêu rõ thời điểm và tần suất kiểm tra, bảo trì và hiệu chuẩn thiết bị.

Có một số yếu tố cần xem xét khi thiết lập lịch bảo trì gồm

  • Tần suất sử dụng thiết bị và cường độ sử dụng thiết bị có thể ảnh hưởng đến tần suất bảo trì.
  • Các nhà sản xuất thường đưa ra các khuyến nghị về lịch bảo trì. Hãy tuân thủ các khuyến nghị này.
  • Thiết bị sử dụng lâu năm có thể cần được bảo trì thường xuyên vì bị hao mòn.
  • Thiết bị hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc nhiều bụi cần bảo trì thường xuyên hơn.

Kế hoạch bảo trì thường không cố định. Chúng phải được xem xét định kỳ tính đến những thay đổi trong cách sử dụng thiết bị.

Khi thiết bị lỗi

  • Hãy thực hiện theo quy trình bao gồm các việc sau
  • Ngừng sử dụng thiết bị đó và yêu cầu sửa chữa.
  • Ước tính mức độ sai khác có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
  • Xác định xem có cần thiết phải kiểm tra lại các mẫu đã được xét nghiệm trước đó không.
  • Nếu cần, xác định xem thiết bị bắt đầu hoạt động không chính xác từ khi nào.
  • Nếu cần thiết hãy lấy mẫu lại xét nghiệm trên máy khác hoặc gửi bên ngoài.
  • Báo cáo quản lý để có hướng xử lý thích hợp.

Lưu trữ hồ sơ

Mỗi thiết bị nên có một lý lịch để ghi các thông tin của thiết bị bao gồm số lần bảo trì, sửa chữa, kiểm tra

Hồ sơ được lưu là thông tin để tham khảo trong trường hợp thiết bị bị hỏng.

Ví dụ: kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra có thể cung cấp thông tin có giá trị về hiệu suất của thiết bị theo thời gian. Thông tin này có thể được sử dụng để phát hiện bất kỳ thay đổi nào về hiệu suất. Lịch sử sửa chữa để xác định các vấn đề thường gặp và theo dõi hiệu quả của việc sửa chữa.

Hơn nữa, việc lưu giữ hồ sơ chi tiết về việc nâng cấp và thay thế thiết bị có thể hữu ích trong việc hiểu lịch sử bảo trì của thiết bị, cung cấp thông tin về tần suất thay thế các bộ phận, thời gian sử dụng của chúng và thậm chí xác định xem thiết bị có sắp hết tuổi thọ sử dụng hay không.

Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp ISO 15189:2022 Mời gọi

Tel 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com