Rửa tay đúng cách trong nhà máy thực phẩm

453

Rửa tay đúng cách là một bước quan trọng để giảm thiểu nguy nhiễm chéo. Là một trong những tuyến phòng thủ đầu tiên về an toàn thực phẩm.  Vệ sinh cá nhân không đúng cách trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ dẫn đến rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trách nhiệm của mỗi nhân viên không chỉ là đảm bảo tuân thủ các quy trình rửa tay đúng cách. Mà quản lý phải xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân.

 Lợi ích của rửa tay đúng cách

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay giúp:

  • Giảm 23 – 40 % số người mắc bệnh tiêu chảy.
  • Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Giảm 16 -21% các bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh, trong dân số nói chung.
  • Giảm 29 – 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.

Tuy nhiên, chỉ rửa tay bằng nước không là chưa đủ, chúng ta cần rửa tay đúng lúc và đúng cách.

Khi nào cần rửa tay

Theo TCVN ISO/TS 22002. Nhân viên cần rửa tay đúng cách trong nhà máy thực phẩm

  • Trước khi bắt đầu công việc.
  • Sau khi chạm vào vật dơ.
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi ho, hắt hơi hoặc sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy.
  • Sau khi ăn, uống hoặc sử dụng thuốc lá.
  • Sau khi xử lý thiết bị hoặc dụng cụ đã qua sử dụng/bẩn.
  • Trong quá trình chuẩn bị thực phẩm để tránh lây nhiễm chéo.
  • Khi chuyển đổi giữa thực phẩm và nguyên liệu sống và ăn liền.
  • Trước khi đeo găng tay khi làm việc với thực phẩm.
  • Sau bất kỳ hoạt động nào có thể làm nhiễm bẩn tay.

Nhân viên biết khi nào nên rửa tay cũng quan trọng như biết cách rửa tay đúng cách. Các biển báo được dán xung quanh, hướng dẫn và nhắc nhở nhân viên về việc rửa tay.

Rửa tay đúng cách cũng nên được đề cập trong các buổi hội thảo đào tạo thực hành vệ sinh tốt. Đừng quên dịch hướng dẫn sang ngôn ngữ mà nhân viên có thể hiểu được.

Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ y tế

  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
  • Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.

Những lỗi thường gặp khi rửa tay.

Không sử dụng xà phòng khi rửa tay

Xà phòng không chỉ giúp đôi bàn tay của bạn có mùi thơm, mà có thể giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên da. Bề mặt của vi khuẩn và virus có chứa thành phần chất béo và xà phòng có thể tạo ra các phản ứng hóa học làm tiêu hủy số vi khuẩn trên làn da của con người. Xà phòng dạng nước mang lại hiệu quả cao hơn so với xà phòng cục bởi tính ít độc hại.

Không rửa tay đúng thời gian “quy định”

Xà phòng không mang lại hiệu quả diệt khuẩn nếu bạn rửa tay quá nhanh. Cần cọ rửa ít nhất 20 đến 30 giây, vi khuẩn bám trên tay mới bị tiêu diệt hoàn toàn. Một điểm bạn cần lưu ý đó chính là móng tay bởi đây là nơi vi khuẩn và virus bám rất chặt. Do đó bạn nên dùng tay để nạy hết các chất bám trên móng mỗi khi rửa tay.

Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp phiên bản ISO 22000, FSSC 22000.

Mời gọi Tel 0919 099 777

Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com