Xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm hóa

8627

Trong quá trình phân tích, phòng thí nghiệm phát sinh nhiều loại chất thải nguy hại. Xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm là việc cần làm nhằm bảo vệ môi trường và an toàn cho tất cả kiểm nghiệm viên.

Nên nhớ, một số hóa chất không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn, nhưng nếu kéo dài hậu quả nghiêm trọng có thể đoán trước đặc biệt là các hóa chất dạng khí.

Chất thải nguy hại là gì

là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác hoặc có các đặc tính trong danh mục chất thải của EPA – mã P và mã U.

Các dạng chất thải nguy hại

Dạng rắn, lỏng bao gồm chai, lọ chứa hóa chất sau khi sử dụng.

Dạng khí là loại bay ra từ các phản ứng hóa học trong quá trình thử nghiệm.

Các nguyên tắc cần tuân thủ

  • Không đổ hóa chất vào hệ thống thoát nước xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài.
  • Hiểu biết về tính độc hại của hóa chất trước khi sử dụng để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
  • Tuân thủ các yêu về pháp luật liên quan đến hóa chất thải
  • Việc xử lý áp dụng cho chất thải trước khi thải bỏ để giảm độc tính khi thải vào môi trường.
  • Xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm cần có phương pháp chính xác và phân loại trước khi thải bỏ an toàn.

Hóa chất thải không có đặc tính nguy hại

Những loại hóa chất thải không bị cấm hoặc không có các đặc tính nguy hại được định nghĩa ở trang 8 của sổ tay có thể được xem là hóa chất thải không nguy hại.
Ví dụ : glucose, saccarose,…
Ngoài ra, dù cho các hóa chất này không chứa các đặc tính nguy hại nhưng
không được vất đi chung như là chất thải sinh hoạt hoặc đổ vào hệ thống
cống.

Hóa chất thải có đặc tính nguy hại

Theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại (xem phụ lục bên dưới)

(đã có dự thảo điều chỉnh thông tư này trong năm 2019, Trí Phúc sẽ cập nhật khi thông tư điều chỉnh chính thức ban hành).

Dễ nổ ( N – H1 )

Một chất thải được xem là dễ nổ nếu mẫu đại diện có chứa một trong các đặc tính sau:

  • Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả phản ứng hóa học của chất thải ( khi tiếp xúc với ngọn lửa, va đập hoặc bị ma sát )
  • Tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh

Mã H : theo phụ lục III Công ước Basel – N : ký hiệu của chất dễ nổ – b.

Dễ cháy (C): có 4 nhóm

  • Chất thải lỏng dễ cháy ( H3 ) là chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành ( điểm chớp cháy nhỏ hơn 60o C hay 140o F ).
  • Chất thải rắn dễ cháy ( H4.1 ) : là chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
  • Chất thải có khả năng tự bốc cháy ( H4.2 ) : là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
  • Chất thải tạo ra khí dễ cháy (H 4.3) là chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự bốc cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm.

Chất oxy hóa (OH – H5.1)

các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

Chất ăn mòn (AM – H8)

Chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:

  • Là chất thải, thông qua các phản ứng hóa học sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc.
  • Trong trường hợp các chất thải nguy hại có tính ăn mòn rò rỉ nó sẽ phá hủy các vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính acid mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hay bằng 12,5 )

Chất thải có tính độc (Đ)

  • Độc cấp tính (H6.1) là các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
  • Độc từ từ hoặc mãn tính (H11) chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
  • Sinh khí độc (H10) là các chất thải có chứa các thành phần màkhi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ phải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.

Chất thải có tính độc sinh thái (ĐS – H12)

Chất thải nguy hại có tính độc sinh thái khi có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học hoặc gây tác hại đến các sinh vật.

Chất thải dễ lây nhiễm (LN – H6.2)

Chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật.

Đọc thêm xử lý chất thải phòng thí nghiệm vi sinh

Hãy đặt các câu hỏi sau để kiểm tra đặc tính của hóa chất thải

  1. Chất thải có nằm trong danh mục chất thải nguy hại không?
  2. Chất thải có ăn mòn không?
  3. Chất thải có dễ cháy hay dễ bắt lửa không?
  4. Chất thải có dễ bị oxy hóa không?
  5. Chất thải có chứa các thành phần gây độc hại không?

Nếu 5 câu hỏi trên đều có thì là chất thải nguy hại và ngược lại.

Chứa chất thải nguy hại trong vật chứa nào

  • Chất thải phải chứa trong vật liệu tương thích với nó để tránh hình thành những sản phẩm phụ không mong muốn.
  • Tránh trộn các hóa chất thải với nhau nếu không biết chúng có phản ứng với nhau hay không
  • Xem trang dữ liệu an toàn của hóa chất (MSDS) để biết khuyến cáo về lưu trữ, vật liệu chứa chất thải hoặc vận chuyển.

Dán nhãn hóa chất thải

Nhãn hóa chất thải phải bao gồm các thông tin sau

  • Đặc tính của chất thải nguy hại như lỏng, rắn, khí, chất oxy hóa, dễ cháy…..
  • Người chịu trách nhiệm thu gom
  • Tên hóa chất
  • Các thành phần
  • Nơi thu gom
  • Không được bôi xóa hoặc viết, sử dụng nhãn dán bằng loại dễ thấm nước.

Khu vực lưu trữ chờ xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm

  • Có dán nhãn khu vực lưu trữ
  • Phân loại khu vực lưu trữ cho các hóa chất không tương thích với nhau
  • Có số điện thoại của người xử lý trong trường hợp gặp sự cố.

Xử lý nước thải trước khi thải bỏ

Các dung dịch chứa CN-

Trong phân tích Pb được thu gom và lưu trữ riêng. Tuyệt đối không đổ lẫn acid vào tránh sự tạo thành của acid HCN rất
nguy hiểm. Khi đủ số lượng dung dịch cần phải xử lý cần phải khử độc bằng
dung dịch KMnO4 hoặc FeSO4. Sau đó pha loãng thành nhiều lần trước khi
xả bỏ.

Các dung dịch có tính kiềm

Được thu gom vào bình đựng bằng vật liệu Polyethylene. Trung hòa bằng kiềm đến pH 9. Tách cặn lắng có thể chứa các kim loại nặng để xử lý riêng. Phần nước trong được trung hòa đến pH trung tính trước khi xả thải.

Các dung dịch thuốc thử hữu cơ khó phân hủy

Dầu mỡ và các dung dịch thuốc thử khó phân hủy trong phòng thí nghiệm được thu gom vào chai thủy tinh ( không sử dụng đồ nhựa – polyethylene ) khi đủ số lượng cho than hoạt tính vào, lắc đều, ngâm trong 30 phút. Phần nước trong xả bỏ, phần cặn đem đốt.

Các dung dịch chứa các anion dễ kết tủa

Trong dung dịch phòng thí nghiệm nếu có các anion dễ kết tủa như SO42-, PO43-, C2O42-,… cần tham khảo bảng số tính tan của các muối để có thể kết tủa chúng. Phần nước trong pha loãng và xả thải. Phần kết tủa lưu trữ chuyển đến bộ phận xử lý.

Các dung dịch có các anion khó kết tủa

Dung dịch có chứa các anion khó kết tủa như nhóm halogen ( Cl-, Br-, I-, NO3-, …) chỉ có thể trung hòa đến trung tính rồi pha loãng nhiều lần trước khi xả thải.

Loại bỏ các mẫu kim loại kiềm còn sót lại sau quá trình phân tích – thí nghiệm.

Đối với các mãnh vụn liti có thể hòa tan trong một lượng lớn nước lạnh (tiến hành trong tủ hút ). Còn mạt liti do có khả năng phản ứng rất mạnh, vì vậy phải dùng một lượng nhỏ etanol phân hủy dần dưới lớp dung môi hydrocarbon.

Đối với Natri : với một lưong nhỏ hơn 5g cần được phân hủy chậm trong cốc sứ bằng từng phần nhỏ ethanol cho đến lúc hòa tan.

Đối với Kali : cho vào kali thải một hỗn hợp ether petol và isopropanol khan ( tỉ lệ 1 : 1 ). Không được phép trộn lẫn các mãnh Natri và Kali thải chung với nhau. Khi hai kim loại này tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra một hợp kim tồn tại ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ phòng. Đây là hợp chất nguy hiểm

Chất thải nguy hại sắc nhọn

Là chai lọ thủy tinh bể, mũi kim có chứa chất thải nguy hại được thu gom riêng, dán nhãn. Không được trộn lẫn với các loại chất thải khác.

Phòng ngừa ô nhiễm

Phòng ngừa ô nhiễm là sự giảm thiểu cũng như loại trừ sự ô nhiễm tại nguồn khi sử dụng nguyên vật liệu ít độc hại, hoặc giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất độc bằng các chất ít độc hơn.

Nguồn loại trừ chất thải nguy hại:

  • Sử dụng các hóa chất ít độc hơn để thay thế
  • Giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng

Khi không có cơ hội giảm thiểu thì lựa chọn tái sử dụng hoặc thu hồi lại để sử dụng điều này sẽ làm giảm lượng chất thải và làm giảm diện tích khu vực lưu giữ.

Cần tư vấn ISO 17025 mời gọi Tel 0919 099 777

Xem thêm an toàn trong phòng thí nghiệm 

Xem phụ lục 1 thông tư 36/2015/TT-BTNMT về phân loại chất thải nguy hại, Nhấn vào ô vuông có 4 mũi tên để xem toàn màn hình

[pdf-embedder url=”https://www.triphuc.com/wp-content/uploads/2019/10/phu-luc-chat-thai-nguy-hai.pdf” title=”phu luc chat thai nguy hai”]

 

Tải trang dữ liệu an toàn – MSDS

Tải thông tư 36/2015/TT-BTNMT