Khi nhân viên sai phạm, có thể do chậm chạp hay tính tình không cẩn thận, nhưng không vì thế mà người quản lý có thể đổ hết trách nhiệm cho nhân viên. Trước khi giao việc, đối với trình độ năng lực của nhân viên này người quản lý nên hiểu rõ như lòng bàn tay, trong quá trình thực hiện công việc, nếu có sai lệch càng phải tăng cường kiểm tra. Đối diện với người cấp trên chịu thay lỗi cho cấp dưới, không có lý do gì cấp dưới lại không nổ lực để khắc phục sai lầm.
Có nhà quản lý cho rằng, việc mình gánh hết các sai lầm là biểu hiện của sự không có năng lực, thực tế không phải vậy. Chịu trách nhiệm những sai lầm một cách thích hợp là biện pháp để trao quyền thành công.
Thứ nhất, thể hiện cụ thể thành ý yêu thương che chở cấp dưới của người quản lý, kích thích động lực làm việc, làm họ tiến bộ hơn sau khi sữa chữa sai lầm.
Thứ hai, cấp dưới sẽ không vì phạm lỗi lầm mà ngần ngại khắc phục những khiếm khuyết
Thứ ba, có thể kích thích sức mạnh tiềm tàng trong công việc của cấp dưới, những người biết hổ thẹn thì rất dũng cảm.
Khi trao quyền cho cấp dưới bao giờ cũng nói cho họ biết, chớ sợ thất bại, hãy phát huy hết mức chức trách và quyền hạn của mình, tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Nhưng xét với góc độ khác, gánh vác trách nhiệm thay cho nhân viên, lại là một mặt tiêu cực của người quản lý tốt. Điều này chỉ cho thấy bạn dám dũng cảm gánh vác trách nhiệm không tính toán sự được mất cá nhân. Vì thế, một người quản lý nếu chỉ có thể gánh vác trách nhiệm thay cho nhân viên là chưa đủ, còn phải có khả năng làm cho tỷ lệ xảy ra sai sót giảm đến mức thấp nhất, làm cho hiệu quả thành tích trong công việc không ngừng nâng lên, đây mới là một mặt tích cực khi người quản lý chịu lỗi thay cho nhân viên, người quản lý như vậy mới có thể xem là một nhà quản lý ưu tú.