FSSC 22000 phiên bản 5 tiếng Việt pdf download

10397

 

FSSC 22000 phiên bản 5 tiếng Việt

Xem những thay đổi chính của FSSC 22000 phiên bản 6.0

Phần 2 – Những yêu cầu cho tổ chức được đánh giá

1.MỤC ĐÍCH

Phần này mô tả các yêu cầu của Tiêu chuẩn đối với các Cơ quan Chứng nhận được cấp phép đánh giá Hệ thống Quản lý An Toàn Thực Phẩm (FSMS) hoặc  FSMS và Hệ Thống quản lý chất lượng (QMS) của tổ chức để đạt được hoặc duy trì chứng nhận FSSC 22000 hoặc FSSC 22000 chất lượng.

2.CÁC YÊU CẦU

2.1KHÁI QUÁT

Các tổ chức phải xây dựng, thực hiện và duy trì tất cả các yêu cầu dưới đây và sẽ được đánh giá bởi Tổ chức chứng nhận được cấp phép để nhận chứng chỉ có hiệu lực.

Các yêu cầu đánh giá chứng nhận FSSC 22000 bao gồm:

  • ISO 22000:2018 các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Các yêu cầu chương trình tiên quyết (PRPs) cụ thể theo lĩnh vực (ISO/TS 22002-x) hoặc các tiêu chuẩn PRP khác và
  • Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000

Các yêu cầu đánh giá đối với chứng nhận FSSC 22000 về Chất lượng bao gồm:

  • ISO 22000:2018 các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • SO 9001:2015 các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng
  • Các yêu cầu chương trình tiên quyết (PRPs) cụ thể theo lĩnh vực (ISO/TS 22002-x) hoặc các tiêu chuẩn PRP khác và
  • Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000

2.2 ISO 22000

 

Đối với cả chứng nhận FSSC 22000 và FSSC 22000 về chất lượng, các yêu cầu đối với việc xây dựng, thực hiện và duy trì của Hệ thống an toàn thực phẩm (FSMS) được quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018 “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm –Yêu cầu đối với mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm”.

2.3 ISO 9001

Đối với chứng nhận FSSC 22000 Chất lượng, các yêu cầu cho việc xây dựng, thực hiện và duy trì Hệ thống Quản lý chất lượng (QMS) được quy định trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 “ Hệ thống Quản lý chất lượng –Các yêu cầu”.

2.4 CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIÊN QUYẾT

Tiêu chuẩn quy định áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định chi tiết các chương trình tiên quyết (PRPs) như được tham chiếu trong điều khoản 8.2 của ISO 22000:2018. Các yêu cầu PRP này được quy định cụ thể trong bộ ISO/TS 22002-x, NEN/NTA 8059 và hoặc các tiêu chuẩn BSI/PAS 221

2.5 CÁC YÊU CẦU BỔ SUNG CỦA FSSC 22000

    • QUẢN LÝ DỊCH VỤ

Ngoài các yêu cầu của 7.1.6 của ISO 22000:2018, tổ chức phải đảm bảo rằng trong trường hợp các dịch vụ phân tích bên ngoài được sử dụng để kiểm tra xác nhận hoặc xác nhận giá trị sử dụng về an toàn thực phẩm. Những kết quả phân tích này phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm có năng lực cung cấp thử nghiệm chính xác và kết quả thử nghiệm lặp lại được sử dụng các phương pháp đã được xác nhận giá trị sử dụng và thực hành tốt.

Ví dụ: tham gia thành công vào các chương trình so sánh liên phòng, chương trình được phê duyệt như quy định hoặc đã được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025.

  • GHI NHÃN SẢN PHẨM

Ngoài các yêu cầu của 8.5.1.3 của ISO 22000:2018, tổ chức phải đảm bảo rằng thành phẩm được dánh nhãn theo tất cả các yêu cầu luật định và an toàn thực phẩm áp dụng (bao gồm cả chất gây dị ứng) tại quốc gia mà sản phẩm này dự định bán đến.

  • PHÒNG VỆ THỰC PHẨM

    • ĐÁNH GIÁ MỐI ĐE DỌA

Tổ chức phải có một thủ tục dạng văn bản được thực hiện để

  1. Tiến hành đánh giá mối đe doạn nhằm xác định và đánh giá các mối đe dọa tiềm ẩn.
  2. Phát triển và thực hiện các biện pháp giảm thiểu cho các mối đe dọa đáng kể.
  • LẬP KẾ HOẠCH
  1. Tổ chức phải có một kế hoạch phòng vệ thực phẩm được lập thành văn bản trong đó quy định rõ các biện pháp giảm thiểu bao gồm các quá trình và sản phẩm trong phạm vi của FSMS của tổ chức.
  2. Kế hoạch phòng vệ thực phẩm phải được hỗ trợ bởi đội FSMS của tổ chức.
  3. c/ Kế hoạch phải phù hợp với luật hiện hành và phải được cập nhật.
  • NGĂN NGỪA GIAN LẬN THỰC PHẨM
    • ĐÁNH GIÁ ĐIỂM YẾU

Tổ chức phải có một thủ tục bằng văn bản được thực hiện để:

  1. Tiến hành đánh giá điểm yếu gian lận thực phẩm nhằm xác định và đánh giá các điểm yếu tiềm ẩn.
  2. Phát triển và thực hiện các biện pháp giảm thiểu chó các điểm yếu đáng kể.
  • LẬP KẾ HOẠCH
  1. Tổ chức phải có một kế hoạch ngăn ngừa gian lận thực phẩm được lập thành văn bản trong đó quy định rõ các biện pháp giảm thiểu bao gồm các quá trình và sản phẩm trong phạm vi của FSMS của tổ chức.
  2. Kế hoạch ngăn ngừa gian lận thực phẩm phải được hỗ trợ bởi đội FSMS của tổ chức.
  3. Kế hoạch phải phù hợp với luật hiện hành và phải được cập nhật.
  • SỬ DỤNG LOGO
  1. Các tổ chức được chứng nhận, Tổ chức chứng nhận và tổ chức đào tạo chỉ được sử dụng logo FSSC 22000 cho các hoạt động tiếp thị chẳng hạn như trên các vật liệu in ấn của tổ chức, trang web và tài liệu quảng cáo khác.
  2. Trong trường hợp có sử dụng logo, tổ chức phải tuân thủ các thông số kỹ thuật sau:
Color PMS CMYK RBB #
Green 384U 82/25/76/7 33/132/85 218455
Grey 60% black 0/0/0/60 135/136/138 87888a

 

Sử dụng logo màu đen và trắng được cho phép khi tất cả các chữ và hình ảnh khác có màu đen và trắng.

  1. Tổ chức được chứng hận không được cho phép sử dụng logo FSSC 22000, Bất kỳ tuyên bố nào hoặc tham chiếu đến tình trạng được chứng nhận của tổ chức trên:
    1. Trên một sản phẩm
    2. Trên nhãn của sản phẩm
  • Trên bao bì chứa sản phẩm (sơ cấp, thức cấp hoặc dạng khác)
  1. Bằng bất kỳ cách nào khác ngụ ý FSSC 22000 phê duyệt sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ.
  • QUẢN LÝ THÀNH PHẦN GÂY DỊ ỨNG (CÁC NHÓM C, E, FI, G, I &K)

Tổ chức phải có một kế hoạch quản lý chất gây dị ứng được lập văn bản bao gồm:

  1. Đánh giá rủi ro bao phủ tất cả các nguồn gây nhiễm nhiễm chéo chất gây dị ứng và
  2. Các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro của nhiễm chéo.
  • GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (CÁC NHÓM C, I & K)

Tổ chức phải thực hiện:

  1. Chương trình giám sát môi trường dựa trên rủi ro
  2. Thủ tục bằng văn bản cho việc đánh giá của tất các các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa nhiễm bẩn từ môi trường sản xuất và điều này phải bao gồm tối thiểu việc đánh giá vi sinh và các kiểm soát dị ứng hiện diện.
  3. Dữ liệu của mọi hoạt động giám sát bao gồm phân tích xu hướng một cách thường xuyên.
  • CÔNG THỨC SẢN PHẨM (NHÓM D)

Tổ chức phải có các thủ tục được thực hiện để quản lý việc sử dụng các thành phần có chứa các chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật

  • VẬN CHUYỂN VÀ GIAO HÀNG (NHÓM FI)

Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm được vận chuyển và giao hàng trong các điều kiện giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn.

Cần tư vấn FSSC 2000 hoặc nâng cấp phiên bản cũ, mời liên hệ: Tel 0919 099 777

Tải tài liệu FSSC 22000 phiên bản 5 tiếng Việt tại đây

Xem thêm FSSC 22000 phiên bản 5.1 tiếng việt tại đây

Dowload FSSC 22000 Version 5 English

Xem thêm những thay đổi chính của FSSC 22000 phiên bản 5 tại đây