NỘI DUNG
Hướng dẫn áp dụng ISO 17025 yêu cầu 7.3 Lấy mẫu. Mục đích chính của yêu cầu này là đảm bảo rằng mẫu được lấy là đại diện và đáng tin cậy. Chứ không phải là làm một cách ngẫu nhiên, tùy tiện.
7.3.1 PTN phải có kế hoạch và phương pháp lấy mẫu. Phương pháp lấy mẫu phải đề cập đến các yếu tố cần được kiểm soát. Kế hoạch và phương pháp lấy mẫu phải có sẵn tại địa điểm mẫu được lấy. Các kế hoạch lấy mẫu phải dựa trên các phương pháp thống kê thích hợp, nếu hợp lý.
Yêu cầu này có nghĩa là phòng thí nghiệm phải có sự chuẩn bị trước khi đi lấy mẫu. Không thể cứ ra hiện trường và lấy mẫu. Phòng thí nghiệm cần phải có:
- Kế hoạch lấy mẫu bao gồm lấy mẫu ở đâu, khi nào, số lượng bao nhiêu, và tại sao lại lấy như vậy.
- Phương pháp lấy mẫu phải chỉ rõ những yếu tố nào cần kiểm soát trong quá trình lấy mẫu. Nhằm thu được đại diện cho lô sản phẩm, không bị ảnh hưởng đến kết quả.
Hướng dẫn áp dụng
- Viết quy trình, hướng dẫn chi tiết cho từng loại mẫu khác nhau. Quy trình này cần được phê duyệt và luôn có sẵn tại nơi lấy mẫu. Nhân viên lấy mẫu có thể dễ dàng tham khảo và thực hiện.
- Xác định yếu tố cần kiểm soát có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và kết quả như
– Mẫu nước: Cần kiểm soát nhiệt độ, loại bình chứa, thời gian bảo quản, vị trí lấy mẫu.
– Mẫu đất Cần kiểm soát độ sâu lấy mẫu, dụng cụ lấy mẫu, cách bảo quản mẫu, vị trí lấy mẫu.
- Khi xây dựng kế hoạch lấy mẫu, nếu có thể, hãy dựa trên các phương pháp thống kê. Điều này quan trọng khi lấy mẫu từ một lô hàng lớn để đảm bảo tính đại diện của mẫu.
Cần tư vấn đào tạo ISO 17025, thiết kế phòng thử nghiệm mời gọi 0919 099 777
Ví dụ
- Kế hoạch lấy mẫu
- Đánh giá chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy.
- Điểm xả cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
- Lấy mẫu 2 lần/ngày (sáng và chiều) trong 5 ngày liên tục.
- Mỗi lần lấy 3 mẫu tại cùng một điểm để đảm bảo tính đại diện và có mẫu dự phòng.
- Phương pháp thống kê Không áp dụng vì điểm lấy mẫu là điểm xả cuối.
7.3.2 Phương pháp lấy mẫu phải quy định
a) việc lựa chọn mẫu hoặc địa điểm
Phương pháp lấy mẫu cần phải nói rõ cách thức lựa chọn mẫu. Nếu có nhiều mẫu trong một lô hàng hoặc địa điểm lấy mẫu (nếu lấy mẫu tại hiện trường).
Hướng dẫn áp dụng
Tùy thuộc vào mục tiêu thử nghiệm và đối tượng lấy mẫu, cần quy định rõ cách chọn mẫu hoặc địa điểm.
-
- Lựa chọn mẫu:
- Ngẫu nhiên, Chọn mẫu một cách hoàn toàn ngẫu nhiên từ lô hàng.
- Hệ thống, Chọn mẫu theo một khoảng thời gian hoặc khoảng cách đều đặn.
- Đại diện, Chọn mẫu được cho là đại diện nhất cho lô hàng hoặc khu vực.
- Mục tiêu, Chọn mẫu dựa trên các tiêu chí cụ thể (ví dụ: mẫu có dấu hiệu bất thường, mẫu ở vị trí nghi ngờ…).
- Lựa chọn địa điểm:
- Điểm cố định, Lấy mẫu tại các điểm đã được xác định trước (ví dụ: các trạm quan trắc môi trường).
- Khu vực đại diện, Chọn khu vực được cho là đại diện cho toàn bộ khu vực cần đánh giá.
- Vị trí nghi ngờ, Tập trung lấy mẫu ở những vị trí có khả năng ô nhiễm cao hoặc có vấn đề.
- Lựa chọn mẫu:
Ví dụ
- Khi lấy mẫu gạo từ một lô hàng 100 bao để kiểm tra chất lượng. Phương pháp, “Chọn ngẫu nhiên 10 bao từ lô hàng 100 bao bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên.”
- Khi lấy mẫu đất để khảo sát ô nhiễm. “Lấy mẫu tại 5 điểm theo hình chữ Z trên khu vực khảo sát. Các điểm cách nhau tối thiểu 10m.”
b) kế hoạch lấy mẫu;
Giải thích:
Đây là nhắc lại yêu cầu về kế hoạch lấy mẫu đã đề cập ở 7.3.1. Nhưng nhấn mạnh rằng phương pháp lấy mẫu phải bao gồm kế hoạch lấy mẫu.
c) việc chuẩn bị và xử lý (các) mẫu từ một chất, vật liệu hoặc sản phẩm để thu được đối tượng cần thiết cho việc thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn tiếp theo.
Phương pháp lấy mẫu phải quy định rõ cách chuẩn bị và xử lý mẫu ngay sau khi lấy. Nhằm đảm bảo mẫu đạt yêu cầu cho việc thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn tiếp theo.
Hướng dẫn áp dụng:
Phương pháp lấy mẫu cần mô tả chi tiết các bước cần thực hiện sau khi lấy mẫu, ví dụ:
- Đóng gói, Sử dụng loại bao bì nào? Đóng gói kín hay hở?
- Bảo quản ở nhiệt độ nào? Trong điều kiện nào? Thời gian bảo quản tối đa là bao lâu?
- Có cần lọc, nghiền, trộn, chia mẫu, làm khô mẫu, chiết mẫu… hay không?. Thực hiện như thế nào?
- Vận chuyển bằng phương tiện gì? Trong điều kiện nào? Thời gian vận chuyển tối đa là bao lâu?
Việc chuẩn bị và xử lý mẫu phải phù hợp với yêu cầu của phương pháp sẽ được sử dụng sau này. Ví dụ, nếu thử nghiệm yêu cầu mẫu dạng lỏng, mẫu rắn có thể cần phải được hòa tan hoặc chiết xuất.
Ví dụ:
Mẫu đất: Sau khi lấy mẫu đất, cần phải:
- Loại bỏ rễ cây, đá sỏi lớn.
- Trộn đều mẫu đất.
- Chia nhỏ mẫu đất thành các phần nhỏ hơn nếu cần.
- Đóng gói mẫu trong túi nilon hoặc hộp nhựa kín.
- Bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Cần tư vấn đào tạo ISO 17025, thiết kế phòng thử nghiệm mời gọi 0919 099 777
7.3.3 Phòng thí nghiệm phải lưu giữ hồ sơ về dữ liệu lấy mẫu là một phần thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn được thực hiện.
Yêu cầu này quy định về việc ghi chép và lưu trữ thông tin về quá trình lấy mẫu. Hồ sơ cho thấy mẫu đã được lấy đúng quy trình và có thể truy xuất nguồn gốc mẫu.
Hướng dẫn áp dụng
- Thiết kế biểu mẫu hoặc sổ nhật ký để ghi lại đầy đủ thông tin về quá trình lấy mẫu.
- Nhân viên lấy mẫu phải được đào tạo và hướng dẫn để ghi chép.
- Lưu trữ hồ sơ lấy mẫu theo quy định về quản lý hồ sơ.
Các thông tin cần ghi chép trong hồ sơ lấy mẫu (từ điểm a đến h):
a) viện dẫn tới phương pháp lấy mẫu được sử dụng;
b) ngày và giờ lấy mẫu;
c) dữ liệu để nhận biết và mô tả mẫu (ví dụ số lượng, lượng, tên);
d) nhận biết nhân sự thực hiện lấy mẫu;
e) nhận biết thiết bị được sử dụng;
f) các điều kiện môi trường hoặc vận chuyển;
g) sơ đồ hoặc các cách tương đương khác để nhận biết vị trí lấy mẫu, khi thích hợp; và
h) những sai lệch, bổ sung hoặc loại trừ khỏi phương pháp lấy mẫu và kế hoạch lấy mẫu
a) viện dẫn tới phương pháp lấy mẫu được sử dụng;
Ví dụ
Phương pháp lấy mẫu nước mặt – SOP-MT-001″
Ngày: 10/02/2025, Giờ: 10:30″
- Nước thải đầu ra,
- Số lượng mẫu đã lấy: 3 chai 500mL
- Mô tả mẫu: Nước thải đầu ra nhà máy X, Mẫu nước trong, không màu, đựng trong chai nhựa 1 lít,
- Mã số mẫu: NT-20250210-001″
- Người lấy mẫu: Nguyễn Văn A
- Thiết bị: Bình lấy mẫu vô trùng số WB-123, Nhiệt kế điện tử số NK-456, GPS định vị số GPS-789″
- Điều kiện môi trường: Trời nắng, nhiệt độ 32°C,
- Điều kiện vận chuyển: Mẫu được bảo quản trong thùng đá lạnh, nhiệt độ duy trì 4-6°C”
- Vị trí lấy mẫu: (Xem sơ đồ đính kèm) – Điểm xả nước thải cuối cùng của nhà máy, cách cổng nhà máy 50m về phía Đông, gần cây đa lớn. Tọa độ GPS: 10°02’30″N 105°47’15″E”
- Sai lệch: Do trời mưa lớn, không thể lấy mẫu tại điểm dự kiến ban đầu (điểm A) mà phải chuyển sang lấy mẫu tại điểm A’ (cách điểm A khoảng 10m về phía trên dòng chảy, vị trí có mái che). “
Hồ sơ cần chứng minh tuân thủ yêu cầu 7.3 lấy mẫu của tiêu chuẩn ISO 17025
- Quy trình lấy mẫu
- Kế hoạch lấy mẫu
- Phương pháp lấy mẫu
- Hồ sơ lấy mẫu
Trí Phúc
Cần tư vấn đào tạo ISO 17025, thiết kế phòng thử nghiệm mời gọi 0919 099 777
Đọc thêm Bài giảng ISO 17025 và hướng dẫn áp dụng ISO 17025 tại đây
Xem các video Hướng dẫn áp dụng ISO 17025 tại đây
#ISO17025 #baigiangiso17025 #huongdaniso17025 #laymau