OEE trong sản xuất

1046

OEE trong sản xuất. Khái niệm OEE trong sản xuất viết năm 1989 từ cuốn sách có tên là Chương trình Phát triển TPM. Thực hiện Bảo trì Năng suất Toàn diện do Seiichi Nakajima từ Viện Bảo trì Nhà máy Nhật Bản.

Tại sao có công thức tính OEE

Trước kia, mọi người theo dõi hiệu suất của thiết bị thông qua Tính khả dụng (Avability). Nghĩa là chỉ theo dõi thời gian dừng hoạt động của thiết bị. Cho đến khi người ta thấy rằng thời gian dừng ngắn hay dài sẽ có sản phẩm đạt khác nhau.

Nếu máy chạy liên tục trong 100 giờ và chỉ dừng 1 lần do hư hỏng trong 10 giờ. Thì A là 90% và thời gian dừng là 10%. Nhưng nếu máy dừng 10 lần, mỗi lần 1 giờ. Thì A vẫn là 90% thời gian dừng vẫn là 10%.

Tuy nhiên khi so sánh sản lượng, tình huống 1 có sản lượng cao hơn tình huống 2. Logic khá đơn giản. Khi máy ngừng hoạt động, khả năng là chất lượng sản phẩm trước hoặc sau khi chạy lại sẽ giảm. Khi khởi động lại máy sẽ bị giảm tốc một thời gian làm sản lượng cũng bị giảm theo. Vì vậy dừng 1 lần luôn khác hơn so với dừng nhiều lần. Đó là lý do khi tính OEE phải thêm vào chỉ số P (Performance) và Q (quality).

Công thức tính OEE

OEE= A * P * Q

  • Availability (A): Năng lực sử dụng hay Tỷ lệ vận hành thời gian

A= Thời gian vận hành *100/ Thời gian làm việc của thiết bị

  • Performance (P): Hiệu suất thiết bị hay tỷ lệ vận hành tính năng

P= Thời gian vận hành tính năng *100/Thời gian vận hành

  • Quality (Q): Chỉ số chất lượng hay Hiệu suất vận hành giá trị

Q= Thời gian vận hành giá trị *100/Thời gian vận hành tính năng

    = số lượng hàng đạt * cycle time *100/ số lượng hàng sản xuất

Xem thêm cách tính OEE

Lựa chọn cách giám sát OEE

Cần thận trọng khi tính toán và theo dõi chỉ số OEE trong sản xuất. Xét 3 tình huống dưới đây.

Tình huống 1:

A = 90%  P = 95%  Q = 99%,  OEE là 85%.

Tình huống 2:

A = 99% P = 95%  Q = 90%, cho OEE là 85%.

Tình huống 3           Sản lượng đạt: 176, cycle time= 2,

thời gian làm việc của thiết bị=414 phút. OEE =85%

Cả ba trường hợp đều có hiệu suất thiết bị tổng thể là 85%. Tuy nhiên, trong tình huống 2, Q= 90% nghĩa là có 10% sản phẩm lỗi. Trong khi tình huống 1 chỉ 1%. Còn tình huống 3 thì không có không tin thêm gì.

Tóm lại, để biết nhanh về OEE, ta dùng công thức ở tình huống 3. Để tìm nguyên nhân, dùng công thức ở tình huống 1,2. Sau đó tập trung vào các chỉ số A, P, Q để vẽ biểu đồ Pareto theo các nguyên tắc sau:

Cấp 1: trong 3 chỉ số A, P, Q chỉ số nào chiếm % nhỏ nhất thì tập trung giải quyết.

ở tình huống 1 là chỉ số A, tình huống 2 là chỉ số Q.

Cấp 2: Phân tích lý do tổn tất của từng chỉ số. Ở tình huống 1 chỉ số A dừng do các nguyên nhân gì. Loại dừng nào chiếm nhiều nhất.

Vì vậy nhìn chỉ số OEE sau đó nhìn và so sánh riêng lẻ từng phần để biết nên tập trung giải quyết vấn đề gì.

Lưu ý

Kết quả OEE được xem là mục tiêu cải tiến chứ không phải thước đo hiệu suất để so sánh hoặc định chuẩn giữa thiết bị. OEE đơn giản để theo dõi quá trình cải tiến sau khi phân tích các vấn đề. Xác định các biến số chính làm giảm OEE. Mục tiêu nâng OEE cho từng máy, từng dây chuyền lên dần dần, bắt đầu từ 2% trở lên. Quá trình này hãy làm liên tục và thường xuyên để hình thành thói quen.

Cần tư vấn, đào tạo về Lean, kaizen, 5s, cải tiến năng suất chất lượng, đào tạo OEE mời gọi Tel 0919 099 777. Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Trình tự áp dụng cách tính OEE để loại bỏ hoặc giảm thiểu tổn thất.

  • Phát hiện và dự đoán hư hỏng
  • Thiết lập phương pháp sửa chữa
  • Sửa chữa
  • Duy trì tiêu chuẩn vận hành
  • Duy trì bảo trì, thay thế định kỳ
  • Ngăn chặn hoạt động không chính xác
  • Ngăn chặn lỗi sửa chữa
  • Cải thiện điểm yếu trong thiết kế

Trong một số nhà máy, thiết bị là yếu tố chính tạo ra sản phẩm.  Thì bộ phận Sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về OEE. Đương nhiên không thể đạt được tốt nhất nếu không có sự hỗ trợ của mọi bộ phận khác.

Phân biệt các loại tốc độ để tính OEE trong sản xuất

Nếu kết quả OEE >100%, điều này có nghĩa các thông số có thể bị lấy sai. Một trong những thông số dễ bị sai nhất là Cycle time hay tốc độ của máy.

  1. Tố độ khuyến nghị của nhà sản xuất: đây là tốc độ mà nhà sản xuất yêu cầu
  2. Tốc độ giới hạn thiết kế : là tốc độ tối đa mà thiết bị có thể chạy ở điều kiện của nhà máy. Tốc độ này chậm hơn tốc độ khuyến nghị của nhà sản xuất.
  3. Tốc độ lấy mẫu: được đo trong thời gian ngắn khoảng 5 phút. Trong trường hợp người người vận hành có kinh nghiệm, nguồn cấp nguyên liệu phù hợp cho máy.
  4. Tốc độ tiêu chuẩn sử dụng để lập kế hoạch sản xuất và tính chi phí . Nó thường thấp hơn khoảng 10% -20% so với tốc độ lý tưởng.
  5. Tốc độ tối ưu là tối đa máy chạy do các điều kiện hiện tại để giảm thiểu các vấn đề về chất lượng.
  6. Tốc độ lý tưởng được sử dụng để tính toán OEE theo các định nghĩa đã nêu ở trên.

 

Xem thêm chỉ số OEE bao nhiêu là tốt

Các bước chuẩn bị trước khi tính OEE trong sản xuất

Đặt mục tiêu. Chúng ta mong đợi những thay đổi nào trong tương lai gần?

Dự kiến những mục tiêu, những thay đổi mong muốn. Việc này đảm bảo mỗi quyết định trong việc thực hiện được thống nhất.  

Ví dụ: trong 6 tháng tới

  • Kế hoạch sản xuất không có sự thay đổi trong 24g
  • Nguồn nguyên liệu ổn định
  • Tuân thủ lịch bảo trì các thiết bị

Phân tích Sản phẩm

Tiêu chuẩn chất lượng có thống nhất

Các thông số kỹ thuật chạy máy đã tối ưu cho từng máy chưa

Phân tích tốc độ

Thu thập dữ liệu liên quan đến tốc độ tùy thuộc vào loại sản phẩm.

  1. Tốc độ tiêu chuẩn (được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất và tính chi phí).
  2. Tốc độ tối ưu (mức tối đa bạn cho phép chạy để giảm thiểu các vấn đề về chất lượng).
  3. Tốc độ lý tưởng (được sử dụng để tính toán OEE theo định nghĩa được ghi chú).
  4. Tốc độ điển hình (dựa trên thông lệ hiện tại).
  5. Tốc độ yêu cầu (để phù hợp với nguồn cung hoặc nhu cầu của khách hàng) nếu phù hợp
# Sản phẩm/Dòng sản phẩm Tiêu chuẩn

Tốc độ, vận tốc

tối ưu

Tốc độ, vận tốc

Tốc độ lý tưởng Tốc độ điển hình Tốc độ yêu cầu
1            
2            
3            

 

Nguyên vật liệu

Để hiểu tác động của sự thay đổi trong nguyên liệu đối với hiệu suất thiết bị tổng thể OEE.

  • Sự thay đổi nguyên liệu thô có gây ra sự thay đổi trong hiệu suất của dây chuyền không?.
  • Nếu đây là một vấn đề, có biện pháp để giám sát và giảm thiểu vấn đề này?.
  • Sự thay đổi trong các đầu vào khác (như nhãn, bao bì, năng lượng, v.v.) có gây ra sự thay đổi trong hiệu suất của dây chuyền không?.
  • Nếu đây là một vấn đề, có biện pháp để giám sát và giảm thiểu vấn đề này?.
  • Liệt kê tất cả nguyên liệu có ảnh hưởng quan trọng hoặc có khả năng gây ra sự cố. Tiêu chuẩn chất lượng hoặc thông số kỹ thuật có chưa. Thông số cài đặt, Thời gian…

Phân tích sơ đồ quy trình

Vẽ sơ đồ phác thảo ­tất cả đầu vào và đầu ra của máy để xác định bất kỳ biến số nào có thể ảnh hưởng đến hiệu suất.

  1. Xác định nơi kiểm soát chất lượng.
  2. Xác định nơi ghi nhận số liệu
  3. Xác định vị trí của người vận hành.
  4. Phân chia khu vực sản xuất.

Phân tích thu thập thông tin

  1. Thu thập tất cả dữ liệu về thiết bị, thời gian dừng, chất lượng
  2. Xem lại thông tin để xác định xem thông tin đó có đủ đầy đủ.

Phân tích cơ cấu

Để hiểu tác động của con người đến OEE.  Đặt các câu hỏi sau đây

  1. Trưởng ca có chịu trách nhiệm về hiệu suất của đội và khu vực hoặc dây chuyền sản xuất không?
  2. Cần bao nhiêu người để vận hành khu vực sản xuất mỗi ca
  3. Số lượng Người vận hành được chỉ định cho khu vực sản xuất có thay đổi không. Nếu có, thì điều này có ảnh hưởng đến OEE không?
  4. Kỹ năng của Người vận hành được chỉ định cho khu vực sản xuất có thay đổi không. Nếu có, thì điều này có ảnh hưởng đến OEE không?
  5. Có bao nhiêu ca làm việc và chúng bao gồm những khung thời gian nào?
  6. Ca làm việc cố định hay chúng xoay (nếu xoay thì tần số là bao nhiêu)?
  7. Có phương thay thế nếu nhân viên vắng mặt đột xuất.
  8. Phân công nhân viên bảo trì trong ca có phù hợp

Cần tư vấn, đào tạo về Lean, kaizen, 5s, cải tiến năng suất chất lượng, đào tạo OEE mời gọi Tel 0919 099 777. Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Phân tích kỹ năng cơ bản

Để xác định xem kỹ năng vận hành có đạt tiêu chuẩn chưa. Đặt các câu hỏi sau đây

  1. Có Ma trận Kỹ năng Cơ bản được thiết lập cho mỗi đội/ca không?
  2. Ma trận kỹ năng cơ bản có được cập nhật không?
  3. Ma trận Kỹ năng Cơ bản có dựa trên các đánh giá Mục tiêu có thể đo lường được không?
  4. Nhân sự được sắp xếp trong ca có đủ năng lực để giải quyết các sự cố và đảm bảo chất lượng.
  5. Có cần cải thiện tính linh hoạt và ổn định của bất kỳ đội/ca nào không?
Tên Máy 1/Trạm 1 Vận hành cộng với kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra Máy 2/Trạm 2 Vận hành cộng với kiểm tra chất Máy 3/Trạm 3 Vận hành cộng với kiểm tra chất Máy 4/Trạm 4 Vận hành cộng với kiểm tra chất Máy 5/Trạm 5 Vận hành cộng với kiểm tra chất
Trưởng nhóm 4 4 4 4 4
Thành viên 1 1 3 1 2 1
Thành viên 2 1 2 3 1 2
Thành viên 3 1 1 1 3 1
Thành viên 4 2 1 3 1 3
Thành viên 5 4 2 1 3 1

 

1.Hoàn thành đào tạo kỹ năng vận hành cơ bản, hỗ trợ nhân viên khác khi vận hành máy

2.Vận hành được máy,

3.Vận hành được máy, có khả năng sửa chữa các hư hỏng vặt.

  1. Vận hành được máy, có khả năng sửa chữa các hư hỏng vặt, lớn. Có khả năng đào tạo.

Phân tích kế hoạch sản xuất

Xác định cách lập kế hoạch sản xuất có ảnh hưởng đến Hiệu suất thiết bị tổng thể không.

  1. Cách lập kế hoạch sản xuất, cách tính toán, cách lấy dữ liệu như tốc độ, công suất, số lượng..
  2. Tần suất gửi kế hoạch sản xuất có ảnh hưởng đến OEE
  3. Quy trình lập kế hoạch sản xuất hiện tại có cản trở các hoạt động cải tiến, bộ phận khác.

Đào tạo OEE cho tất cả nhân viên.

Ít nhất các nội dung sau phải có trong nội dung đào tạo

  • OEE là gì
  • Cách tính OEE
  • Các tổn thất liên quan đến OEE
  • Các yếu tố liên quan đến OEE
  • Cách thu thập dữ liệu và phân tích

Trí Phúc

Đọc thêm các bài viết về OEE, cải tiến

Cần tư vấn, đào tạo về Lean, kaizen, 5s, cải tiến năng suất chất lượng, đào tạo OEE mời gọi Tel 0919 099 777. Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com